Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo – Nobel Kinh tế 2019

Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo là hai nhà khoa học thuộc Viện MIT – Mỹ. Họ là một cặp vợ chồng và được nhận giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế năm 2019. Khi đó, Esther Duflo 46 tuổi là người phụ nữ thứ hai vinh dự nhận giải thưởng này. Cô ấy chia sẻ nó với chồng của mình Abhijit V. Banerjee (58 tuổi) của Viện MIT và Michael Kremer (54 tuổi) của ĐH Harvard. Họ là ba viện sĩ vĩ đại vì công trình xóa đói giảm nghèo có tầm vỡ quốc tế của mình.

Đôi nét về hai tác giả Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo

Tiểu sử Esther Duflo

Esther Duflo sinh năm 1972 là một nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Pháp-Mỹ. Bà là nhà sáng lập và giám đốc Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab (J-PAL). Bà cũng đồng thời là Giáo sư Giảm nghèo và Kinh tế phát triển tại Đại học Massachusetts Institute of Technology.

Abhijit V. Banerjee Esther Duflo

Những giải thưởng lớn trong sự nghiệp của Esther Duflo:

  • Năm 2008: Esther Duflo là 1 trong 100 nhà trí thức của thế giới (do tạp chí Foreign Policy bình chọn).
  • Tờ The Economist vinh danh Esther là 1 trong 8 nhà kinh tế học trẻ trên thế giới.
  • Tạp chí Time: Esther là 1 trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới vào tháng 4 năm 2011.
  • Năm 2009: Bà được vinh danh là “nhà tài trợ thiên tài” bởi MacArthur Fellowship.
  • Năm 2009: Bà trở thành người nhận đầu tiên của giải thưởng quốc tế Calvó-Armengol.
  • Năm 2019: Abhijit V. Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer nhận giải Nobel Kinh tế năm 2019. “Vì cách tiếp cận thử nghiệm của họ để giảm nghèo toàn cầu”.

Tiểu sử Abhijit V. Banerjee

Abhijit Vinayak Banerjee (tiếng Bengal: অভিজিৎ বিনায়ক বন্দ্যোপাধ্যায়; sinh năm 1961). Ông là một nhà kinh tế người Mỹ gốc Ấn Độ có gốc người Bengal. Hiện tại, ông đang làm giáo sư kinh tế quốc tế của Quỹ Ford tại Viện công nghệ Massachusetts. Ông cũng là thành viên của Hiệp hội về hệ thống tài chính và nghèo đói.

Abhijit Vinayak Banerjee cùng với vợ của mình và thành lập Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab. Đó là một phòng thí nghiệm hành động chống nghèo khổ trên thế giới. Ở đó họ áp dụng phương pháp Thí nghiệm Lâm Sàng Đối chứng Ngẫu nhiên (RCT). Phương pháp này dùng để kiểm tra công dụng của thuốc trong y học.

Còn ở phòng thí nghiệm của Abhijit V. Banerjee, Esther Duflo. Nó là cách để các nhà khoa học nhận ra cách mà người nghèo đưa ra quyết định cho các nhu cầu cơ bản như: Ăn, uống, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, học hành, nghề nghiệp, bầu cử…

Sách của Abhijit V. Banerjee, Esther Duflo

Abhijit V. Banerjee, Esther Duflo cùng viết cuốn Poor Economics – Hiểu Nghèo Thoát Nghèo. Cuốn sách dược viết dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về chính sách xóa đói giảm nghèo trên khắp thế giới. Cuốn sách này đúc kết công trình khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2019.