Mấu chốt của một nhân cách sống khỏe mạnh nằm ở sự cân bằng giữa Cái Tôi và Cái Nó và Cái Siêu Tôi. Cho dù chúng ta không biết được điều gì nằm trong vùng vô thức, nhưng chúng ta có thể nhận biết và phân biệt nó khi nó xuất hiện lên vùng Ý thức. Hiểu được cách chúng hoạt động chính là hiểu được bản thân mình. Bạn đã sẵn sàng cùng Eccthai đi tìm hiểu thuyết Cấu Trúc Trung Tâm Não Thức của Sigmund Freud rồi chứ?
Nội dung sách Cái Tôi và Cái Nó
Chúng ta ai cũng có đôi lần tự hỏi về ý nghĩa của việc mình được sinh ra và nhận thức rõ về việc ai rồi cũng phải chết. Nhưng mọi thứ cũng dường như khá mơ hồ, có người đi tìm hiểu nó, có người cứ tự nhiên sống rồi chết.
Ở đây, Freud đưa ra lý thuyết về hai xung lực cơ bản đó là xung lực Sống và xung lực Chết. Từ đó phát triển phân tích cấu trúc trung tâm của não thức con người.
Theo Freud, não thức được chia làm 3 phần: Id – Ego và SuperEgo. Đồng thời, trước khi cuốn sách xuất bản, ông đã phát triển khái niệm về vô thức. Vô thức hay tiềm thức là phần còn lại của não thức ngoài cái ý thức mà chúng ta vẫn sử dụng trong cuộc sống. Cả ba phần trên đều có phần nằm trong vô thức.
Id và Ego là gì?
Id – Cái Nó:
- Là thành tố xuất hiện ngay từ khi sinh ra, nằm hoàn toàn trong vô thức, là hành vi bản năng và nguyên thủy.
- Được điều khiển bởi Nguyên tắc khoái cảm, đòi hỏi sự thỏa mãn các nhu cầu, ham muốn. Ví dụ: cảm giác đói, khát…
- Là sức mạnh nguyên sơ cơ bản của nhân cách
Ego – Cái Tôi:
- Là thành tố nhân cách chịu trách nhiệm với cuộc sống thực tế.
- Được phát triển từ cái Nó, đồng thời giới hạn cái Nó ở trạng thái chấp nhận được
- Có mặt trong cả Ý thức và Vô thức.
- Điều khiển bởi Nguyên tắc thực tế, thỏa mãn cái Nó trong sự phù hợp giữa cuộc sống
Tóm lại: Trong não thức con người, cái Nó như một con ngựa và cái Tôi như người cưỡi ngựa.
Cái Siêu Tôi – SuperEgo:
- Là phần nhân cách lưu trữ lý tưởng, tiêu chuẩn đạo đức học từ gia đình, xã hội, nhận thức đúng, sai, lương tri…
- Đè bẹp cái Nó và bắt cái Tôi hành động.
- Có mặt ở cả ý thức và vô thức.
Dù chia ra làm 3 phần nhân cách con người như vậy, nhưng chúng không có ranh giới rõ ràng, có sự chuyển động qua lại tạo trạng thái cân bằng.
Khi sự mất cân bằng xảy ra ở 3 phần này thì một người cụ thể sẽ có vấn đề về thần kinh tùy dạng.
Mục lục sách Cái Tôi và Cái Nó
- Ý thức và Vô thức
- Cái Tôi và Cái Nó
- Cái Tôi, cái Siêu-Tôi và Lý tưởng của cái Tôi
- Hai dạng bản năng
- Những tình trạng lệ thuộc của cái Tôi
Thông điệp từ Cái Tôi và Cái Nó PDF
Bạn đọc đã thấy cuốn sách Cái Tôi và Cái Nó PDF có giá trị rất lớn trong việc mỗi người có thể hiểu về bản thân mình. Cho dù những học thuyết này chỉ là lý thuyết, nhưng bạn thử nghĩ xem, có cách nào để chứng minh nó bằng việc mỗi người tự trải nghiệm.
Đó cũng chính là lý do, những nghiên cứu và tư duy của Freud luôn nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Đồng thuận có, phản bác cũng nhiều, tuy nhiên, đây là một lý thuyết có thể áp dụng cho mỗi người.
Trên thực tế, chúng ta hãy thử đọc sách, và chiêm nghiệm trên chính não thức của mình. Cùng tiếp tục khám phá thế giới vô thức của chính mình là điều bạn có thể tin tưởng nhất.
Để hiểu sâu sắc hơn về Cái Tôi và Cái Nó cũng như Ý thức – Vô thức…Bạn đọc có thể download, tải sách ebook Cái Tôi và Cái Nó PDF để có thể tìm ra điểm cân bằng khỏe mạnh cho trí não của chính mình.
Đọc thêm:
Thông tin sách và Tác giả
Thông tin sách
Tên sách: Cái Tôi Và Cái Nó – Tên tiếng anh: The Ego and The Id
Tác giả: Sigmund Freud
Dịch giả: Thân Thị Mận
Thể loại: Phát triển bản thân – Tâm lý học
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Năm đầu tiên xuất bản: 1923
Về tác giả
Sigmund Freud (6/5/1856 – 23/9/1939) sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Cộng Hòa Séc. Năm 4 tuổi, gia đình ông chuyển tới Vienna – Áo.
Freud là người tiên phong tìm tòi nghiên cứu về cuộc sống tâm lý của con người. Ông dành hơn 60 năm cuộc đời mình cho công việc này, thuyết Phân Tâm Học ra đời là đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Tác giả viết một số lượng lớn các đầu sách trong quá trình nghiên cứu của ông về tâm lý học trí não. Gây tiếng vang và tranh luận trên toàn thế giới, cũng như tính ứng dụng vào thực tế của học thuyết Phân tâm.
Có thể nói Freud là người ảnh hưởng lớn trong công cuộc tìm hiểu về tâm lý học. Cũng như những đóng góp không nhỏ vào việc chữa bệnh thần kinh từ cuối thế kỷ 19 cho tới hiện nay.
Lời kết
Cuốn sách Cái Tôi và Cái Nó là công trình đáng kể của Freud trong quá trình xây dựng khoa học Phân Tâm học. Bạn đọc quan tâm tới tìm hiểu về tâm thức con người có thể tìm hiểu thêm về cuốn Phân tâm học nhập môn của ông. Chúc bạn đọc sách vui vẻ!