Charles Ponzi – Phi vụ lừa đảo chấn động Bắc Mỹ

Charles Ponzi – từ 2,5 usd trong túi, đến từ nước Ý xa xôi, xuất thân nghèo hèn. Làm thế nào để trở thành triệu phú đô la trên đất Mỹ vào những năm 1920? Cuốn tự truyện Sự trỗi dậy của siêu lừa Ponzi giúp bạn có được câu trả lời. Còn bây giờ, cùng Eccthai tìm hiểu xem Charles Ponzi là ai bạn nhé!

Charles Ponzi là ai?

Charles Ponzi (3 tháng 3 năm 1882 – 18 tháng 1 năm 1949) là một kẻ siêu lừa đảo gốc Ý nhập cư Hoa Kỳ. Ông ta được biết đến như “ông tổ” của trùm lừa đảo tín dụng đa cấp với phi vụ Ponzi, “kế hoạch Ponzi” chấn động Bắc Mỹ hồi những năm 1919 – 1920.

Phải biết rằng thời điểm đó, 15 triệu USD có giá trị vô cùng lớn (tương đương 150 triệu USD ngày nay). Charles Ponzi bằng mô hình tinh vi của mình đã huy động số tiền khổng lồ đó từ hàng vạn nhà đầu tư Hoa Kỳ và Canada.

Charles Ponzi

Phi vụ của Charles Ponzi chấn động đến mức để lại tai tiếng đời đời về sau và nó được gắn mác “Ponzi Scheme”. Thuật ngữ mô tả các kế hoạch kiếm tiền nhanh có tính chất lừa đảo được thực hiện qua Internet hiện giờ.

Charles Ponzi lừa đảo như thế nào?

Tương tự như cách làm của William F. Miller, một nhân viên kế toán ở Brooklyn, người vào năm 1899 đã sử dụng kế hoạch tương tự để thu về 1 triệu đô la. Nhưng phi vụ của Ponzi càng trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều lần bởi quy mô của nó.

Charles Ponzi hứa với khách hàng lợi nhuận 50% trong vòng 45 ngày, hoặc 100% lợi nhuận trong vòng 90 ngày. Ban đầu đó là một mô hình kinh doanh ăn chênh lệch dựa vào cơ chế chuyển đổi phiếu bưu chính trả tiền trước (IRC). Ponzi tiến hành mua IRC ở đâu rẻ và đem đến đổi thành tem ở nơi giá cao hơn, rồi bán tem thu tiền. Hợp lý và hợp pháp. Y hệt như cách mà các nhà đầu tư Forex hiện nay đang làm.

Thế nhưng chỉ một mình Ponzi làm sao có khả năng chuyển đổi khổng lồ đến như vậy. Thậm chí là có cả công ty Securities Exchange Company do ông thành lập năm 1919 cũng không thể đủ nhân lực để làm điều đó.

Trên thực tế, Ponzi đã trả tiền cho các nhà đầu tư trước đó bằng cách sử dụng các khoản đầu tư của các nhà đầu tư sau này. Cho đến một lúc không còn đủ tiền để trả lãi cho toàn hệ thống thì sụp đổ là điều đương nhiên.

Ngày nay, người ta dùng “kế hoạch Ponzi” để ám chỉ cho những mô hình kinh doanh có tính chất lừa đảo tương tự.

Vậy nên dù bạn đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào cũng cần nắm rõ cách thức mô hình đó hoạt động. Đối chiếu với mô hình của Charles Ponzi để sớm tìm ra những điểm bất thường và dừng đúng lúc nhé!