Chung Ju Yung – Hành trình từ một cậu bé chăn bò, thành chủ tịch một trong những Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc. Và là một trong những cá nhân vĩ đại nhất trong lịch sử doanh nghiệp châu Á. Cùng Eccthai tìm hiểu về vị doanh nhân này bạn nhé!
Đôi nét về tiểu sử Chung Ju Yung
Chung Ju Yung (1915 – 2001) tại tỉnh Tongchon, Triều Tiên (nay thuộc CHDCND Triều Tiên), tỉnh này giáp với biên giới phía Bắc của Hàn Quốc. Chính vì vậy, ông mới có cơ hội vượt biên, trốn qua Hàn Quốc đến 4 lần và làm nên kỳ tích.
Gia đình Chung Ju-yung làm nông nghiệp, có 6 người con, cực kỳ nghèo khó. Bản thân ông chỉ được học hết tiểu học và phải ở nhà phụ giúp gia đình chăn bò. Tuy nhiên, ông vẫn luôn nung nấu ước mơ vượt lên số phận.
Cho đến hiện tại, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn chưa bao giờ quên ghi nhận công lao của Chung Ju-yung – Cố Chủ tịch Tập đoàn Hyundai. Trong việc góp phần đưa nước này chính thức trở thành một trong những đầu tầu kinh tế châu Á.
Chung Ju Yung qua đời tại nhà riêng vào 10g tối 31/3/2001. Vợ của ông – phu nhân Byun Joong-seok qua đời vào năm 2007 do biến chứng bệnh tim. Trước khi về cõi vĩnh hằng, ông đã chỉ dẫn để 8 trong 11 người con của mình bước chân thành công vào thương tường.
Những bước đi vĩ đại trong sự nghiệp của người sáng lập Hyundai
Hành trình chạy trốn khỏi Bắc Triều Tiên
Không cam chịu số phận nghèo khổ của quê nhà và gia đình. Chung Ju Yung quyết tâm trốn xuống Nam Triều Tiên (Hàn Quốc ngày nay) và 3 lần thất bại. Đến lần thứ 4 ông đã đào tẩu thành công. Lộ phí cho hành trình đổi đời là 1 con bò, ông đã lấy cắp của cha mình. Sau này mới có câu chuyện trả lại “món nợ” đầy nước mắt năm xưa.
Chung Ju Yung bắt đầu bằng nghề buôn gạo
Khi mới qua Hàn Quốc, Chung Ju Yung làm đủ việc để kiếm sống. Năm 1933, ông làm chân sai vặt và giao hàng cho cửa hàng gạo Bokheung ở Seoul. Sự chân thật và uy tín của ông trong 6 tháng giao hàng đã giúp khách hàng hài lòng, ông chủ đánh giá cao về Chung Ju Yung. Sau đó ông được giao nhiệm vụ làm kế toán cho cửa hàng. Đó cũng là công việc có ảnh hưởng quan trọng trong suốt sự nghiệp kinh doanh sau này của ông.
Năm 1937, ông chủ muốn đóng cửa tiệm, quay về Mãn Châu. Đã giao lại toàn bộ cửa hàng cho Chung Ju-yung. Ở tuổi 22, ông điều hành cửa hàng trở nên cực kỳ phát đạt. Cho đến năm 1939, sự xâm chiếm của phát xít Nhật, chế độ mới bắt buộc mọi cửa hàng gạo phải đóng cửa.
Xưởng sửa xe A-do
Một năm sau thất bại với kinh doanh gạo, Chung Ju-yung quay lại Seoul và bắt đầu sự nghiệp mới. Ông mở cửa hàng sửa xe hơi A-do (1940) và làm ăn cực kỳ phát đạt. Nâng số công nhân từ 20 – 70 người chỉ trong vòng 2 năm.
Chính phủ Nhật bắt buộc xưởng sửa xe A-do sáp nhập với một nhà máy sản xuất thép. Ông Chung bỏ việc kinh doanh, quay về Asan với số vốn hơn 50.000 won và tiếp tục chờ thời cơ.
Tập đoàn Hyundai
Năm 1946, Triều Tiên được giải phóng khỏi phát xít Nhật, Chung Ju Yung ngay lập tức thành lập Hyundai. Và công ty này đã thắng thầu nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Nam Triều Tiên thời kỳ hậu chiến tranh. Chẳng hạn như: Đập thủy điện Soyang (1967), đường cao tốc Gyeongbuk (1970), xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới ở Ulsan, nhà máy điện hạt nhân Kori và rất nhiều công trình quan trọng khác. Hyundai cũng nhận được nhiều công trình xây dựng do quân đội Hoa Kỳ chủ đầu tư.
Năm 1950, bán đảo Triều Tiên tiếp tục có chiến tranh. Chung Ju-yung cùng con trai trở về Busan để lánh nạn. Sau đó, chiến tranh qua đi, ông tái thiết lại công ty Hyundai và từng bước đa dạng hóa các ngành nghề.
Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành đại tài, tập đoàn Hyundai lần lượt đạt được những thành công vang dội:
- Năm 1975: Hyundai thắng gói thầu công trình xây dựng cảng công nghiệp Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) với giá 930.140.000 USD.
- Năm 1984: Hyundai xây dựng thành công đê ngăn sóng biển ở vịnh Chonshu. Công trình này giúp Hàn Quốc có thêm 1 triệu mét vuông đất nông nghiệp.
- Đầu thập niên 1980, Hyundai là một trong những đầu tàu kinh tế Hàn Quốc. Với hoạt động đa ngành: Từ Hyundai Engineering (xây dựng), Hyundai Motors (xe hơi), Hyundai Merchant Marine (đóng tàu), và cả Hyundai Electronics (10 năm sau đó trở thành nhà sản xuất chip máy tính thứ 2 thế giới).
Đến năm 1987, Chung Ju Yung đã thành công xây dựng một công ty xe hơi lớn nhất Hàn Quốc và một nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới ở Ulsan. Bản thân ông sở hữu khối tài sản ròng 6 tỷ USD, trở thành người giàu nhất Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Chung Ju Yung quay lại Triều Tiên trả món nợ ân tình
Suốt cuộc đời, giấc mộng trở lại quê cha đất tổ luôn day dứt trong tim Chung Ju-yung. Bằng mọi nỗ lực, ông trở thành công dân Hàn Quốc đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên mà không có quân đội. Ông gửi “500 con bò thống nhất” tặng cho nhân dân làng Asan quê hương của ông. Trở thành sứ giả cho Cuộc họp của hội nghị thượng đỉnh Liên Triều lịch sử lần đầu tiên Hàn – Triều, sau hàng chục năm chia cắt.
Năm 1998, ở tuổi 82, ông đã được dắt 1 con bò đi qua Bàn Môn Điếm, trở lại miền Bắc để trả lại món nợ ân tình năm xưa.
Những năm cuối đời, Cố chủ tịch Chung Ju-yung tiếp tục sự nghiệp giúp đỡ nhân nhân Triều Tiên. Ông liên tục làm việc với Chính phủ Bình Nhưỡng, xúc tiến xây dựng công trình khu du lịch tại núi Keumgang,… Tuy nhiên, giấc mộng chưa thành, ông đã rời xa trần thế.
Sách hay của tác giả
- Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách (시련은 있어도 실패는 없다)
- Born in This Land (이 땅에 태어나서)
- Your Lips Need to Burn if You Plan to Succeed (입이 뜨거워야 성공할 수 있다)
Có lẽ, nói về Chung Ju-yung, vĩ nhân của lịch sử Hàn Quốc, kể cả ngày không hết. Để hiểu hơn về vị cố Chủ tịch tài – đức vẹn toàn của Tập đoàn Hyundai. Mời bạn đọc cuốn tự truyện Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách của vị doanh nhân này!