Chứng quyền là gì? Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền là gì? Chứng quyền là một công cụ đầu tư tài chính mới mẻ và cực kỳ hấp dẫn. Bạn quan tâm đến những sản phẩm đầu tư độc đáo có khả năng sinh lời cao. Đừng bỏ lỡ cơ hội với chứng quyền có đảm bảo. Một số bật mí bên dưới đây có thể làm bạn bất ngờ về sản phẩm chứng quyền.

Chứng quyền là gì? Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng quyền chọn.

Mỗi chứng quyền luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi/lỗ vào ngày đáo hạn.

Nhà đầu tư giữ chứng quyền được quyền:

  • Quyền mua (đối với chứng quyền mua) chứng khoán cơ sở. Tại một mức giá đã được xác định trước (giá thực hiện). Tại một thời điểm đã được ấn định trước (ngày đáo hạn)
  • Quyền nhận khoản tiền thanh toán là chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thanh toán tại ngày đáo hạn (trường hợp thanh toán bằng tiền).

Thời gian đầu khi mới phát hành chứng quyền tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ được quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán bằng tiền. Các chứng quyền được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Theo quy định, chứng quyền được đảm bảo thanh khoản bởi đơn vị phát hành chứng quyền.

chung quyen la gi

Thời gian đầu khi mới phát hành chứng quyền tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ được quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán bằng tiền. Các chứng quyền được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Theo quy định, chứng quyền được đảm bảo thanh khoản bởi đơn vị phát hành chứng quyền.

Các ví dụ về chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền CMWG1901 cho nhà đầu tư quyền mua cổ phiếu MWG tại giá 90,000đ vào thời điểm đáo hạn. Để mua 1 cổ phiếu MWG, nhà đầu tư cần có 5 chứng quyền này.

Khi thực hiện quyền vào ngày đáo hạn (26/12/2019), nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành nếu chứng quyền có lãi.

Giá của chứng quyền sẽ biến động phụ thuộc vào nhiều tham số, trong đó quan trọng nhất là giá của MWG và thời gian còn lại đến đáo hạn.

chung khoan quyen la gi

Những điểm hấp dẫn và rủi ro của chứng quyền có bảo đảm

Điểm hấp dẫn của chứng quyền

Sức hút của chứng quyền có bảo đảm được tạo thành từ một số yếu tố bao gồm:

  • Giá tương đối rẻ: Nhà đầu tư chứng quyền chỉ cần bỏ một số tiền nhỏ. Nhưng có thể sở hữu một loại tài sản có khả năng sinh lời tương đương cổ phiếu.
  • Mức độ đòn bẩy cao: Đây là đặc tính tự nhiên của chứng quyền.
  • Giới hạn mức lỗ: Khoản lỗ tối đa được giới hạn ngay từ thời điểm ban đầu mua chứng quyền.
  • Chi phí giao dịch thấp
  • Tiềm năng tăng giá cao, mức lỗ giới hạn
  • Thanh khoản tốt do có LP (nhà tạo lập thị trường): Bởi theo quy định về chứng quyền, nhà phát hành bắt buộc phải tạo thanh khoản cho thị trường.
  • Không giới hạn room sở hữu đối với NĐT nước ngoài
  • Không yêu cầu ký quỹ: Nhà đầu tư hoàn toàn không có áp lực Call Margin khi đầu tư chứng quyền.

Một số rủi ro khi đầu tư chứng quyền

chung quyen co bao dam la gi

Cũng như bất kỳ loại cổ phiếu, trái phiếu nào, đầu tư vào chứng quyền cũng có những rủi ro nhất định. Cụ thể như:

  • Rủi ro thanh toán từ nhà phát hành (Credit Risk)
  • Rủi ro đòn bẩy: % thay đổi giá của chứng quyền lớn hơn nhiều so với % thay đổi giá của TSCS
  • Vòng đời giới hạn: chứng quyền chỉ có giá trị trong vòng đời của mình. Sau ngày đáo hạn, các chứng quyền sẽ không còn giá trị
  • Giá trị thời gian của chứng quyền bị suy giảm theo thời gian: ngay cả khi các yếu tố khác (giá tài sản cơ sở, độ biến động giá) không thay đổi, giá chứng quyền vẫn giảm khi gần đến ngày đáo hạn
  • Giới hạn về thanh khoản trên thị trường thứ cấp
  • Rủi ro về khả năng tạo lập thị trường của tổ chức phát hành

Các trạng thái của chứng quyền mua

Chứng quyền mua có 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ.

Tại thời điểm đáo hạn nếu CW:

  • Trạng thái có lãi: NĐT được nhận phần lãi chênh lệch
  • Trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ: NĐT không được nhận thanh toán chênh lệch
  • Trạng thái của chứng quyền không phải là Lãi/lỗ của nhà đầu tư. Để tính lãi lỗ tại đáo hạn, nhà đầu tư sử dụng số tiền được nhận từ CTCK trừ đi chi phí vốn mua CW.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền có bảo đảm (CW)

  • Giá nội tại của chứng quyền được xác định bởi: Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền. Mức chênh lệch của hai yếu tố này, ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng quyền có đảm bảo.
  • Thời gian đáo hạn: Thời gian đáo hạn của chứng quyền có đảm bảo càng dài thì giá trị của CW càng cao.
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở cũng ảnh hưởng đến chứng quyền có đảm bảo.
  • Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: Khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn.

Lời kết

Những thông tin bên trên Eccthai hi vọng giúp bạn hiểu thêm về chứng quyền là gì? Ưu điểm và hạn chế khi đầu tư chứng quyền. Những yếu tố tác động đến giá chứng quyền có bảo đảm. Chúc bạn sớm tìm được thêm một kênh đầu tư sinh lời tốt.