Học đường ngày nay dường như đang dần vắng bóng những tình bạn trong trẻo nhất. Nhường chỗ lại cho những cơn bạo lực điên cuồng như chốn giang hồ. Cho rất nhiều những điều nhiễu nhương từ người làm giáo dục cho đến các em học sinh. Phải chăng nền giáo dục nước nhà đang “tụt dốc”? Có rất nhiều thứ đáng nói về nền giáo dục Việt Nam hiện tại. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề có vẻ “vĩ mô” này. Eccthai mời bạn cùng đàm luận qua cuốn sách Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người.
Đặt mua Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người Trên TIKI
(so sánh giá rẻ nhất – giảm 40%)
Nội dung sách Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người
Tầm quan trọng của giáo dục đối với mọi quốc gia
Nelson Mandela – Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nam Phi. Và cũng là người anh hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid. Một người cực kỳ quan trọng về giáo dục cho thế hệ trẻ của đất nước. Ông từng phát biểu:
“Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
– Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy.
– Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
– Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.
– Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
– Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”
Chính là như vậy, “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới”. Cho nên nếu không chú trọng giáo dục, chính đất nước đó sẽ sụp đổ mà không cần bất cứ một cuộc chiến bên ngoài nào.
Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người nói gì?
Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người đi thẳng vào những vấn đề của nền giáo dục hiện nay. Tác giả Trần Ngọc Châu với vai trò của một người thầy từ năm 14 tuổi. Một người mang hoài bão về một Việt Nam hưng thịnh dựa trên giáo dục kết hợp truyền thống và hiện đại. Cuốn sách như một lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai liên quan đến hai từ “giáo dục”. Niềm tin và sự đam mê học hỏi của trẻ con đều đến từ sự gương mẫu của người lớn. Vậy những người lớn chúng ta đang ở đâu trên hành trình “trồng người”, vun trồng thế hệ trụ cột tương lai của nước nhà?
Một cuốn sách trên cả tuyệt vời những ngày đại dịch
“Không cuốn sách nào có thể thích hợp hơn trong thời đại dịch.”. Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người đáng để đọc và nghiền ngẫm. Đọc sách để biết được nhiều vấn đề, để được cảnh tỉnh và có thể đi cảnh tỉnh nhiều người liên quan.
- Tại sao một tài xế Uber của thế kỷ 21 lại “kết nối” với vua Quang Trung của thế kỷ 18?
- Tại sao Nobel hòa bình trẻ nhất Malala người Pakistan lại là “hậu thân” của cụ Phan Châu Trinh?
- Đọc để chia sẻ lời cảnh báo từng vang lên trên diễn đàn Quốc Hội: Giáo dục sụp đổ đồng nghĩa với sụp đổ quốc gia.
Ở những quốc gia phát triển bậc nhất thế giới vẫn luôn có những bài học cảnh tỉnh cho nền giáo dục. Mỹ – Quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới vẫn luôn răn dạy bài học “tổ quốc lâm nguy”. Trung Quốc – Quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì toàn cầu vẫn luôn tự nhắc về “gót chân Achilles” của nền giáo dục nông thôn.
Còn Việt Nam của chúng ta? Một đất nước còn đang trên đà phát triển, khi vị thế trên quốc tế chưa đâu vào đâu. Còn nội bộ trong nước, nền giáo dục của chúng ta đang thế nào?
Cùng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về nền giáo dục nước nhà
Hãy cùng đọc sách và đặt câu hỏi cùng tác giả, cùng rất nhiều con người đang dành hết trái tim cho nền giáo dục.
- Tại sao Việt Nam cần một Hội nghị Diên Hồng thượng đỉnh về giáo dục?
- Tại sao cần thiết phải học lại bài học xưa cũ về tôn sư trọng đạo, trong khi phải đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai?
- Và hãy cùng tác giả chiêm nghiệm lại về tình thầy trò và tình bạn học quan trọng như thế nào trong hình thành nhân cách một con người.
Thông tin sách và tác giả
Thông tin sách
Tên sách: Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người
Tác giả: Trần Ngọc Châu
Thể loại: Phát triển bản thân
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp TPHCM
Năm đầu tiên xuất bản: 2020
Về tác giả
Tiến sĩ Trần Ngọc Châu có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí. Ông cũng trải qua nhiều vị trí lãnh đạo ở những cơ quan truyền thông như: Báo Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, kênh truyền hình kinh tế FBNC… Ông cũng giảng dạy chuyên ngành báo chí ở nhiều trường đại học. Một số sách nổi bật của ông: Ký sự “Vị đắng những chuyến đi xa”, tập thơ “Buổi chiều xanh rêu”, sách Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người.
Lời kết
Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người – Những góc nhìn sâu sắc, điềm tĩnh, tinh tế về giáo dục. “Càng đánh giá cao về sự học, chúng ta càng không được xem thường sự ngu dốt và lười học của con người”.