Trở thành nhà báo chuyên mảng phóng sự là ước mơ của bạn? Vậy thì hãy cầm bút lên và viết ngay từ bây giờ. Cũng đừng quên đi đúng đường với những chỉ dẫn từ những người đi trước bạn nhé! Đọc cuốn sách Đường Vào Phóng Sự Báo Chí của nhà báo Ngọc Trân để bắt đầu bạn nhé!
Đặt mua Đường Vào Phóng Sự Báo Chí Trên TIKI
(So sánh giá rẻ nhất – giảm 15%)
Nội dung Sách Đường Vào Phóng Sự Báo Chí
Tóm tắt nhanh
Đường Vào Phóng Sự Báo Chí – Dành cho bạn trẻ muốn trở thành cây bút viết lách chính xác, sâu sắc, hấp dẫn. Với phần phỏng vấn các nhà văn, nhà báo Dương Thụy, Nguyên Tập, Quốc Việt, Phạm Công Luận, Trần Nhật Vy, Trung Nghĩa về viết lách.
Phóng sự luôn là thể loại khó tính, đáng gờm nhất với người làm báo. Kịch tính, lôi cuốn, hấp dẫn, ngập tràn sự kiện, nhân vật, tin tức 247… Không chỉ những người mới vào nghề mà ngay cả những nhà báo đã “cứng” khi viết phóng sự cũng rất e ngại.
Cuốn sách của nhà báo Ngọc Trân lại làm điều ngược lại. Ông cho rằng viết phóng sự không khó đâu, cũng dễ thôi. Vấn đề đến đây nghe có vẻ dễ chịu hơn nhiều rồi. Thực hư ra sao? Cuốn sách nhỏ nhỏ, dày chừng 200 trang sẽ nói cụ thể cho bạn biết.
Trong sách, tác giả chọn lọc và trích dẫn một đoạn hoặc nguyên bài phóng sự đã được đăng tải trên những tờ báo uy tín trong và ngoài nước. Từ đó độc giả dễ dàng thấm hơn những lý thuyết đã được đề cập trước đó. Đặc biệt, có một chương hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp trong viết phóng sự, nét độc đáo mà những cuốn sách về phóng sự báo chí chưa nói đến.
Nội dung chính của sách gồm những chương sau:
– Dẫn nhập, để nói cho bạn biết phóng sự là gì? Bạn cũng sẽ biết được phóng sự có phải là thể loại “vua” của báo chí? Phóng sự có bao trùm mọi ngóc ngách của nghề báo hay không?
– Chương thứ 1: Phóng sự viết sao cho dễ hiểu.
– Chương thứ 2: Viết như nói nhằm mục tiêu viết dễ hiểu và viết cho dễ. Tức là chuyển văn nói thành văn viết sao cho những thiên phóng sự trở nên rõ ràng, dễ đọc.
– Chương thứ 3: Gợi ý một dàn bài của bài viết phóng sự. Bạn có cơ hội thực hành ngay “kỹ thuật kinh điển” được các cây bút dày dạn kinh nghiệm áp dụng.
– Chương thứ 4: Ngữ pháp của bài viết phóng sự: Không phải là thứ ngữ pháp trong sách giáo khoa đâu. Ngữ pháp trong phóng sự đơn giản, thực dụng qua bàn tay của những tay viết chuyên nghiệp.
– Chương thứ 5: Thực hành viết phóng sự dựa trên những chỉ dẫn từ những cây bút chuyên nghiệp. Theo nhà báo Ngọc Trân thì viết phóng sự cũng như nhà văn viết truyện ngắn. Đã là truyện ngắn thì có nhân vật, tình tiết, bối cảnh, cao trào, kết thúc,… Thỉnh thoảng một số phóng sự nổi tiếng sẽ đi theo hướng đó.
– Chương thứ 6: Đi sâu thực hành phóng sự chân dung. Tức là viết về con người, nhân vật hoặc tập thể nào đó trong đời sống. Những vấn đề mà độc giả luôn quan tâm đều liên quan đến những đối tượng này. Kiểu như: Ai? Ở đâu? Chuyện gì? Lúc nào?… Những bài phóng sự chân dung thường có dạng như: Ký nhân vật, chân dung nhân vật, Người tốt – việc tốt…
– Chương 7: Đề cập đến Nỗi sợ hãi do viết lách gây ra. Nói chữ là “bệnh nghẽn văn” và làm thế nào để vượt qua nó?
Chương cuối cùng của sách
Ở chương cuối cùng (tức chương 7), tác giả sẽ dẫn những lời khuyên của các nhà báo nước ngoài và trong nước. Cũng như ý kiến của những người chuyên hướng dẫn viết lách. Những điều đó có thể giúp bạn vượt qua được chứng “bệnh nghẽn văn” như tác giả đã từng.
Tác giả cũng dẫn một số phóng sự ông từng viết để nói lên một điều. Viết phóng sự không nhất định phải gò ép mình vào những thể loại quá khó. Cứ viết cái nào thuộc sở trường của bạn là hay nhất.
Những bài phỏng vấn đầy giá trị của nhà báo Ngọc Trân với một số nhà văn, nhà báo: Dương Thụy, Nguyên Tập, Quốc Việt, Phạm Công Luận, Trần Nhật Vy, Trung Nghĩa về viết lách. Được để ở phần phụ lục sẽ càng tăng thêm giá trị sử dụng của cuốn sách này.
Thông tin sách và tác giả
Thông tin sách
Tên sách: Đường Vào Phóng Sự Báo Chí
Tác giả: Ngọc Trân
Thể loại: Phát triển bản thân
Nhà xuất bản: NXB Văn hóa – Văn nghệ
Năm đầu tiên xuất bản: 2021
Về tác giả Đường Vào Phóng Sự Báo Chí
Nhà báo Ngọc Trân từng làm phóng viên ở những tờ báo lớn trong nước như: Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Ông cũng từng tu nghiệp tại Đại học Báo chí Lille và thực tập ở nhật báo Ouest France. Hiện tại, nhà báo Ngọc Trân là cố vấn biên tập Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, giảng viên thỉnh giảng Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM). Ông cũng là một tác giả nổi tiếng với những cuốn sách: Khám phá nghề biên tập, Kinh tế học ồ quá dễ, Đường vào phóng sự báo chí…
Lời kết
“Đường vào phóng sự báo chí, dễ đi thôi mà”, cùng với “Khám phá nghề biên tập”… Và “Thuật viết lách từ A đến Z”… Là những tư liệu tham khảo tuyệt vời cho những bạn trẻ muốn dấn thân nghề báo hoặc một số lĩnh vực truyền thông.