Guru Rinpoche – Đại sư quý giá là biệt danh mà người đời sau tôn thờ vị Đại sư đầu tiên khai sáng cho Phật giáo Tây Tạng. Ngài Padmasambhava. Mời bạn cùng tìm hiểu về vị Phật thứ hai trong lòng người Tây Tạng qua bài viết sau đây.
Đôi nét về Đại sư Guru Rinpoche
Cuộc đời và tên gọi
Guru Rinpoche có tên Hán Việt là Liên Hoa Sinh (蓮華生), sa. padmasambhava, padmakāra, bo. pad ma sam bhava པད་མ་སམ་བྷ་ཝ་, pad ma `byung gnas པད་མ་འབྱུང་གནས་), là một Đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen (755-797)._Theo Wikipedia.
Đạo sư Guru Rinpoche có cống hiến to lớn với Phật giáo Tây Tạng. Ông truyền bá Phật giáo sang vùng đất linh thiêng này, thành lập trường phái Ninh Mã. Một trong 4 tông phái lớn nhất trên đất Tây Tạng.
Ngài tu hành đa dạng các hình thức, và thường hay sử dụng thần thông, nhiếp phục ma quái và thiên tai. Trong suốt cuộc đời phổ độ chúng sinh, Sư đã để lại kho tàng tư liệu, sách vở, bộ kinh quý báu để răn dạy đạo làm người. Chính vì vậy, nhân dân trong vùng quanh Hi mã lạp sơn tôn vinh Ngài là “Đạo sư quý báu” (Quỹ Phạm Sư Bảo 軌范師寶, Sư Tôn Bảo 師尊寶, bo. Guru Rinpoche གུ་རུ་རིན་པོ་ཆེ་).
Tương truyền
Theo truyền thuyết, Guru Rinpoche sinh ra trong hoa sen, nên được gọi là Liên Hoa Sinh. Quê nhà tại Tây Bắc Kashmir. Từ bé đã sớm thông thuộc kinh sách, đặc biệt là Mật giáo. Thế kỷ thứ 8 Sư đến Tây Tạng – Vùng đất hoang sơ, đang chịu chi phối bởi những đạo thiên nhiên nguyên thủy. Sư chinh phục ma quỷ, thiên tai, khai sáng, chỉ đường cho nhân dân Tây Tạng. Sư cho xây dựng Tu viện, truyền giáo cho 25 đệ tử trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là “Tám tuyên giáo”.
Ngoài ra, Đại sư Guru Rinpoche còn để lại nhiều bộ kinh quý để răn dạy con người cách ăn ở, đạo đức, thuần phong. Tử thư Tây Tạng là một trong những ấn phẩm quan trọng đó.
Ngày nay, chúng ta biết đến Guru Rinpoche thông qua những tài liệu của bà Yeshe Tsog-yel. Một Đệ tử quan trọng của Sư đồng thời là người viết lại tiểu sử của Liên Hoa Sanh.
Giáo lý
Guru Rinpoche để lại nhiều lời răn dạy, giúp chúng đệ tử trực tiếp giác ngộ. Ví như:
- Đọc thật nhiều kinh sách, lắng tai nghe các vị Đại sư dạy bảo để nhập tâm rồi sau đó ứng dụng để tự thấy hiệu quả, sai trái;
- Chọn một trong tất cả học thuyết này và chú tâm vào nó, tất cả những thuyết khác đều phải bỏ qua, ví như con diều hâu săn từ trên cao, chỉ chọn một con mồi duy nhất;
- Sống khiêm tốn cần kiệm, không bao giờ tự nâng mình, đưa mình ra trước, bỏ ý muốn đạt danh vọng, quyền uy trong thế gian. Sau cái bề ngoài vô nghĩa này thì lại đưa tâm thức lên cao vút, vượt qua tất cả các danh hiệu chói lọi của tục thế;
- Giữ lòng Xả với tất cả mọi thứ
- Với tâm vô tư, không thiên vị mà nghe và quán sát tất cả những hành động lời nói của mọi người.
- Cấp này không thể trình bày diễn tả. Nó tương ưng với sự trực giác tính Không, tương ưng với tính Không (sa. śūnyatā).
Những người tu hành theo phái Ninh Mã, lấy ngày 10 hàng tháng là ngày vía Sư Liên Hoa Sinh – Guru Rinpoche.