Sách của những tác giả người Pháp luôn đem đến những giá trị nghiên cứu đặc sắc nhất là trong lĩnh vực tâm lý học. Và đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực khá hàn lâm này thì đừng bỏ lỡ những tác phẩm hay của Gustave Le Bon.
Tiểu sử Gustave Le Bon
Gustave Le Bon (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1841 tại Nogent-le-Rotrou – mất ngày 13 tháng 12 năm 1931 tại Marnes-la-Coquette). Ông là một nhà khoa học đại tài chuyên về lĩnh vực tâm lý học xã hội.
Ở thế kỷ 19, những quan điểm, nghiên cứu của ông được cho là đặt nền móng cho một chuyên ngành đầy mới mẻ lúc bấy giờ nhưng lại cực kỳ quan trọng và vẫn còn giá trị to lớn cho đến ngày nay. Đó chính là tâm lý học đám đông.
Theo Gustave Le Bon, “Kiến thức về ngành khoa học này soi rọi rất nhiều hiện tượng lịch sử và kinh tế, mà nếu thiếu thì những hiện tượng đó sẽ hoàn toàn không thể hiểu được.”
Và trong cuốn Tâm lý học đám đông đã thể hiện rất rõ quan điểm của Le Bon về xã hội Pháp đương thời. Con người bắt đầu có xu hướng theo đám đông, đám đông luôn bị vô thức tác động, họ hành động dã man, hành động như những người nguyên thủy, không có khả năng suy luận mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, họ cũng thường bất định, có thể từ trạng thái cuồng loạn nhất đến tĩnh lặng một cách ngẩn ngơ nhất.
Những quan điểm về tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon có giá trị vượt thời gian, đặc biệt trong thời đại ngày nay – Thời đại đám đông lại càng có nhiều ý nghĩa về học thuật và thực tiễn.
Sách của Gustave Le Bon
Trong sự nghiệp viết lách, Gustave Le Bon cho ra đời rất nhiều tác phẩm xuất sắc về chuyên ngành tâm lý học xã hội và đả động đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Tâm lí học đám đông (La Psychologie des foules, 1895) được xem là tác phẩm kinh điển nhất của Le Bon và cũng là một trong những cuốn sách tâm lý học hay nhất dành cho các nhà nghiên cứu hiện đại cũng như những ai yêu thích bộ môn tâm lý học xã hội.
Ngoài ra, Gustave Le Bon còn để lại rất nhiều ấn phẩm, bài viết, sách hay thuộc nhiều lĩnh vực:
- L’homme et les sociétés (1881; Man and Society)
- The civilisation of Arabs, 1884
- Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894 (tiếng Anh: The Psychology of Peoples. Tạm dịch: Quy luật tâm lí về sự tiến hoá của các dân tộc
- La psychologie des foules, 1895, (tên tiếng Anh: The Crowd: A Study of the Popular Mind, 1896)
- Cách mạng Pháp và tâm lí học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912
- Psychologie du socialisme (1896; Psychology of Socialism)
Hi vọng một số chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về nhà khoa học tâm lý lừng danh người Pháp – Gustave Le Bon. Nếu bạn có thêm điều gì thú vị về tác giả này, hãy chia sẻ cùng Eccthai nhé!