Kakeibo – Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật

Đã hơn 200 năm kể từ lần đầu tiên được giới thiệu, sổ Kakeibo đã trở thành truyền thống trong việc theo dõi thu nhập và quản lý chi tiêu của người Nhật Bản. Kakeibo cũng truyền một niềm cảm hứng tiết kiệm tiền bất tận cho nhiều thế hệ trẻ không chỉ tại Nhật Bản mà còn nhiều nơi trên thế giới. Giờ đây với phương pháp được giới thiệu trong Kakeibo – Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật, bạn có thể hoàn toàn làm chủ tài chính cá nhân dù có thu nhập thấp đến thế nào. Bạn đã sẵn sàng đến với cuốn sổ tuyệt vời này?

kakeibo nghe thuat tiet kiem tien cua nguoi nhat

Đặt mua Kakeibo- Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật Trên TIKI

(So sánh giá rẻ nhất – giảm 31%)

Tóm tắt sách Kakeibo – Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật

Kakeibo – Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật có thể được tiếp cận theo  2 cách thú vị:

  • Đọc nó như một cuốn sách: Vì nó sẽ chỉ dẫn cho bạn phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả mà không gây nhàm chán hay mệt mỏi. Giống như cách mà người Nhật vẫn làm hàng chục năm nay.
  • Dùng Kakeibo như một cuốn sổ: Kakeibo được thiết kế như một cuốn sổ chi tiêu hàng tháng bằng cách ghi chú cụ thể kế hoạch chi tiêu định kỳ.

Cuốn sách gần 200 trang được viết theo kiểu các bảng kế hoạch chi tiêu hàng tháng, với 16 trang cho một tháng.Toàn bộ nội dung cuốn sách này có thể rút gọn trong 12 trang giấy, cũng là kế hoạch chi tiết cho 12 tháng, gọn gàng và dễ đọc. Ở mỗi chương còn có những câu trích dẫn truyền cảm hứng, bạn có thể thực hành ngay mỗi ngày “nhật ký ngân sách” của mình.

Phương pháp Sổ Kakeibo là gì?

Sổ Kakeibo được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1904 bởi nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản – bà Hani Matoko nhằm mục đích giải phóng cho người phụ nữ, giúp họ nắm quyền kiểm soát tài chính gia đình. Nó đã được chính phủ Nhật ủng hộ và lên tiếng kêu gọi mọi người thực hành để có thể tiết kiệm tiền dù có thu nhập rất thấp.

Trong tiếng Nhật, Kakeibo có nghĩa là sổ cái tài chính hộ gia đình, cũng có thể hiểu là nhật ký ngân sách hay nhật ký chi tiêu.

Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp sổ Kakeibo so với cách ghi chép chi tiêu mù quáng – tiêu trước ghi sau ở chỗ sổ Kakeibo giúp mọi người lên kế hoạch chi tiêu trước khi thực sự phải tiêu dùng. Vì vậy, bạn có thể thực sự tiết kiệm hiệu quả mà không phải thắt chặt chi tiêu hay buộc mình vào những mục tiêu tài chính kham khổ một cách vô lý.

phuong phap kakeibo

Để thực hành phương pháp Kakeibo, vào đầu tháng bạn sẽ nghĩ kỹ 3 vấn đề sau đây:

  1. Bạn phải chi tiêu bao nhiêu trong tháng này?
  2. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  3. Bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu tiết kiệm?

Đến cuối mỗi tuần hoặc mỗi tháng, sau khi đã ghi chép cẩn thận số tiền thu và chi, bạn tổng kết lại bản thân có đạt được mục tiêu tiết kiệm hay không. Nếu chưa, bạn hãy nghĩ đến giải pháp để cải thiện tình hình ngay trong tháng tới.

Cách tiết kiệm tiền theo phương pháp Kakeibo

Kakeibo – Nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã hướng dẫn các bước thực hành quản lý chi tiêu cụ thể, gồm:

Bước 1: Ghi số tiền thu vào của bạn mỗi tháng như tiền lương, lãi suất ngân hàng, tiền lời từ các khoản đầu tư hay bất cứ số tiền nào mà bạn có thể thu vào mỗi tháng.

Bước 2: Ghi ra các chi phí cố định cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu phải có như tiền nhà (nếu bạn thuê nhà), tiền điện – nước – internet-… hay những khoản phải trả cố định hàng tháng như nợ tín dụng, trả góp hoặc tiền bảo hiểm.

Bước 3: Số tiền còn lại là bao nhiêu = Tiền vào – Chi phí cố định.

Bước 4: Đặt ra số tiền bạn muốn tiết kiệm.

Bước 5: Tính số tiền bạn có thể chi tiêu trong tháng sao cho đạt được mục tiêu tiết kiệm. Theo công thức: (Số tiền còn lại – Số tiền muốn tiết kiệm)/số tuần bạn sẽ được nhận lương lần tiếp theo (thường là 4 tuần).

Ví dụ về phương pháp Kakeibo trong tiết kiệm tiền bạc

Thu nhập hàng tháng của bạn: 10 triệu đồng.

Nhu cầu thiết yếu phải chi: 4 triệu đồng.

Vậy thì bạn sẽ còn lại 6 triệu.

Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu? Ví dụ: 2 triệu. Vậy số tiền còn lại để bạn chi tiêu trong tháng = 6 – 2 = 4 triệu. Bạn cần đợi đúng 4 tuần sau mới có thể nhận lương của tháng tiếp theo, vậy thì bạn chỉ có thể chi tiêu 1 triệu/tuần. Nếu bạn đạt được mục tiêu đó bạn sẽ có thể tiết kiệm đúng như mục tiêu ban đầu của bạn.

cach tiet kiem tien

Vào cuối tháng nếu như bạn vẫn chưa đạt được mục tiêu tài chính thì hãy ngồi xuống và trả lời nghiêm túc 4 câu hỏi:

  1. Bạn đã đạt mục tiêu tiết kiệm trong tháng chưa?
  2. Bạn đã tiết kiệm tiền bằng những cách nào?
  3. Bạn chi tiêu quá nhiều cho lĩnh vực nào?
  4. Bạn sẽ thay đổi điều gì vào tháng tới?

Và lần tới, trước khi mua một món đồ nào đó, có lẽ bạn sẽ tự nhủ với bản thân rằng:

  • Mình có thể sống không cần món đồ này được không?
  • Mình có đủ tiền để mua nó hay không?
  • Khi mua rồi mình có dùng đến nó hay không?
  • Mình có đủ chỗ để chứa nó trong nhà hay không?
  • Cảm xúc của mình hiện tại như thế nào?
  • Khi mua món đồ này có khiến cảm xúc của mình tốt hơn không và cảm xúc đó có kéo dài được bao lâu?

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Kakeibo – Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật – Tên tiếng Anh: Kakeibo – The Japanese Art Of Saving Money

Tác giả: Fumiko Chiba

Dịch giả: Ngô Loan

Thể loại: Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ Việt Nam

Năm đầu tiên xuất bản: 2017

Về tác giả

Fumiko Chiba là một tác giả người Nhật Bản chuyên viết về đề tài tiết kiệm tiền bạc và cách lập bảng kế hoạch chi tiêu theo phương pháp Kakeibo nổi tiếng của người Nhật. Cô cũng có nhiều đóng góp trong việc giúp đỡ tái định cư cho những người khuyết tật sau thảm họa kép động đất – sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.

Lời kết cho Kakeibo – Nghệ Thuật Tiết Kiệm Tiền Của Người Nhật

Bạn sẽ không thể nào tiết kiệm được một đồng khi mà vẫn luôn có những thứ muốn mua dù nó vượt quá khả năng tài chính hay thậm chí vô dụng trong mớ đồ của bạn. Và hơn nữa hãy hiểu rằng tiết kiệm không phải là “không chi tiêu” mà chính là “chi tiêu hợp lý”. Vậy bạn nên làm như thế nào để có thể tiết kiệm tiền theo phong cách Kakeibo của người Nhật? Hãy cùng Eccthai đọc cuốn sách này để hiểu rõ và thực hành hiệu quả bạn nhé!