Cổ nhân có câu “im lặng là vàng”, biết giữ miệng cũng là một loại tu dưỡng. Mà đôi khi người không có tính tu dưỡng này, đến mạng cũng không còn. Đó là đạo lý đối nhân xử thế được áp dụng xuyên suốt tự cổ chí kim. Và cho đến ngày nay đặc biệt càng trở nên giá trị. Bạn có biết đến 3 bức tượng chú khỉ: Che tai – Che mắt – Che miệng? Ý nói, tai không nghe, mắt không thấy, miệng không nói – Là cốt yếu để thân an lạc, để tâm thanh nhàn. Còn bây giờ, hãy cùng tìm hiểu đạo lý đó qua cuốn sách: Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ – Tác giả Trương Tiếu Hằng.
Nội dung Sách Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ
Vài điều “thú zị” trong mùa dịch
Dạo gần đây, dân tình có dịp hít hà drama dài tập giữa những màn “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội. Câu chuyện sao kê ầm ĩ giữa một nữ doanh nhân ngàn tỷ và các ngôi sao từ thiện của showbiz đang đến hồi gay cấn.
Còn “quần chúng ăn dưa” lại có dịp bàn tán rôm rả, thậm chí kết thành những hội nhóm đi “đánh đông dẹp bắc”. Xoay vần theo tình tiết của những nhân vật và câu chuyện còn chưa rõ thực hư.
Có câu “… họa từ miệng mà ra”. Nói nhiều không bằng nói đúng, nói ít mà nói hay để lại tiếng thơm muôn đời. Nói nhiều mà nói sai để bị tai bay vạ gió. Chỉ 1 lần vạ miệng cũng có thể khiến sự nghiệp cả đời đổ sông đổ biển. Vậy nên làm người nhất định phải biết giữ miệng. Như Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết; im lặng đúng lúc, đó cũng là hiểu biết”.
Nội dung chính của tác phẩm
Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ xoay quanh 2 triết lý:
- Biết nói chuyện
- Biết giữ miệng
Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất giữa người với người. Ngôn từ trở nên xinh đẹp hay dơ bẩn là ở người nói. Ngôn ngữ vì vậy thể hiện rõ ràng nhất mức độ tu dưỡng của một con người. Biết cách nói chuyện là một loại trí tuệ, biết giữ miệng cũng là một loại trí tuệ. Người có trí tuệ ắt sẽ được người người yêu mến. Người nói xằng nói bậy, bịa chuyện nói có thành không, nói nhiều mà trật lất – Ắt sẽ dễ khiến người chán ghét.
Sách gồm 12 chương ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, giúp bạn học được:
- Cách nói chuyện đúng mực với những người khác nhau.
- Cách nói chuyện phù hợp với những tình huống khác nhau.
- Kỹ năng nói chuyện khôn khéo
- Chừng mực nói chuyện không ngoan
- Nếu không giỏi ăn nói, bạn làm thế nào để nói chuyện thích hợp, đúng người, đúng hoàn cảnh?
- Những trường hợp giao tiếp khác nhau thì nên nói cái gì, nói thế nào,…
Lời nói chẳng mất tiền mua…
Biết nói chuyện thể hiện lòng tốt khắc sâu vào tâm khảm của một con người. Họ biết đặt mình vào vị trí của đối phương để buông ra những lời hay ý đẹp. Họ có thể không quản giao, những mỗi lời nói ra đều như “dệt hoa trên gấm”, vừa mở miệng đã toát lên khí chất hơn người.
Đặt mua Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ Trên TIKI
(So sánh giá rẻ nhất)
Biết giữ miệng lại là sự thể hiện của trí tuệ sâu sắc của một con người. Bất kể trường hợp nào, người biết nói chuyện sẽ lập tức nhìn thấu cảm xúc của đối phương. Nói lời chừng mực, chừa lại đường lui cho người và cũng cho chính mình. Vừa cất lời đã khiến người yên lòng, vậy nên đi đến đâu cũng được chào đón.
Biết im lặng cuộc sống luôn an nhàn. Lời không nên nói thì không nói, lời không nên hỏi thì không hỏi. Ý đã tỏ nên cũng không cần hỏi rõ. Nhìn thấu nhưng không vạch trần, đó là bậc đại trí.
Phàm là con người nhất định phải có tu dưỡng và đạo hạnh cho chính mình. Dù không lưu danh sử sách nhưng cũng cúi đầu ngẩng đầu không thẹn với lòng. Đạo hạnh trước tiên, hãy biết nói chuyện – giữ miệng và lặng im! Bởi “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thông tin sách và tác giả
Thông tin sách
Tên sách: Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ
Tác giả: Trương Tiếu Hằng
Dịch giả: Trần Ngọc Lâm
Thể loại: Phát triển bản thân
Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
Năm đầu tiên xuất bản: 2020
Về tác giả
Trương Tiếu Hằng là một tác giả và nhà sản xuất người Trung Quốc. Ông là người có vốn sống phong phú, từng đi nhiều nơi, làm nhiều việc. Yêu thích cuộc sống vi vu, đọc sách, sáng tác và tìm hiểu cuộc sống. Với bút pháp tinh thế, cùng lối văn xuyên thẳng vào trọng điểm, sách của ông khiến người đọc sảng khoái tinh thần. Những ấn phẩm tiêu biểu của Trương Tiếu Hằng: “EQ cao chính là biết cách nói chuyện”, “Khoa triết học Đại học Bắc Kinh”,…
Lời kết
Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ. Vậy nên, bạn à! Việc chi phải sân si quá nhiều? Trong cuộc đời vốn dĩ mọi người chỉ là “bèo nước hợp tan”. Giữ lại một chút trí tuệ, thâm tình, cũng là đường lui tốt đẹp đầy hoa, cho người mà cũng là cho chính mình.