Phá Tan Sự Ngụy Biện – Kỹ năng phân tích lập luận và đặt câu hỏi phản biện

Trong cuộc sống chúng ta phải cần có những mối quan hệ. Nhưng không ít thì nhiều đâu đó ở chính bạn hoặc những người quan bạn. Chúng ta có thói quen tư duy ngụy biện. Đó là một thói quen cực kỳ có hại cho chính người ngụy biện. Vậy làm thế nào để thay đổi tư duy này, để trở nên tốt đẹp hơn? Cuốn sách Phá Tan Sự Ngụy Biện – Kỹ năng phân tích lập luận và đặt câu hỏi phản biện sẽ giúp bạn.

pha tan su nguy bien

Đặt mua Phá Tan Sự Ngụy Biện Trên TIKI

(So sánh giá rẻ nhất – giảm 35%)

Nội dung Sách Phá Tan Sự Ngụy Biện

Ngụy biện là gì?

Ngụy biện là việc sử dụng lập luận sai, không hợp lý, cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận. Một lý luận ngụy biện có thể có ý lừa đảo bằng cách làm cho sự việc có vẻ tốt hơn so với thực tế. Một số ngụy biện cố ý để nhằm mục đích thao tác, đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho họ nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai. Những sai lầm không cố ý trong suy luận do cẩu thả, thiếu hiểu biết được gọi là ngụy biện._Theo Wikipedia.

Một người lạm dụng ngụy biện thì nó sẽ thành thói quen của người đó. Dần dà họ trở thành con người có tư duy lệch lạc. Họ không phân biệt được đúng sai. Một số trường hợp khăng khăng cho mình luôn đúng.

Ngụy biện trong logic học?

Ngụy biện trong logic học được nhà khoa học Aristotle phân loại thành 13 danh mục. Say này nhiều nhà logic đã tiếp tục thêm vào danh sách này hàng chục loại ngụy biện khác nữa.

nguy bien la gi

Nhìn chung, ngụy biện trong logic học được chia thành:

  • Ngụy biện hình thức (formal fallacy)
  • Ngụy biện phi hình thức (informal fallacy)

Điểm qua một số loại ngụy biện phổ biến hiện nay:

– Ngụy biện công kích cá nhân (ad hominem) – Loại ngụy biện này nhằm mục tiêu công kích đối phương, hạ bệ uy tín của đối phương.

– Ngụy biện kết luận vội vã (jumping to conclusions) – Loại này đưa ra những bằng chứng thiếu chính xác nhưng đã đi đến kết luận.

– Ngụy biện khái quát hóa có khiếm khuyết (faulty generalization) hay ngụy biện khái quát hóa vội vã (hasty generalization) – Ví dụ chỉ khảo sát có vài người nhưng đưa ra nhận định cho toàn cộng đồng.

– Ngụy biện “anh cũng vậy” (tu quoque)

– Ngụy biện viện dẫn thẩm quyền (appeal to authority)

– Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion) – Loại này sẽ dùng từ ngữ cảm xúc đánh vào tâm lý đối phương.

– Ngụy biện so sánh

– …v.v…

Phá Tan Sự Ngụy Biện đề cập đến những vấn đề gì?

Đa phần nội dung của cuốn sách là những thông tin, những lời dạy vô cùng quý giá. Nó giúp ta hiểu sâu những giả định và quy trình ngầm ẩn sau những ý kiến, tư tưởng mà ta phải tương tác. Từ đó có thể thấu suốt sự bí ẩn của ngôn từ, những giả định, ngụy biện và đưa ra những lập luận chặt chẽ.

nguy bien la gi

Phá Tan Sự Ngụy Biện là một cuốn sách hữu ích với nhiều bài học quý giá. Giúp bạn đọc nhận ra những giả định, quy trình ngầm đằng sau những ý kiến, những tư tưởng mà chùn ta tương tác mỗi ngày. Chúng ta có thể thấu suốt những ngụy biện trong bất kỳ tình huống nào của cuộc sống.

Và quan trọng hơn, bộ đôi tác giả M. Neil Browne và Stuart M. Keeley giúp ta hiểu được:

  • Tư duy phản biện là gì?
  • Tập hợp những câu hỏi phản biện
  • Khả năng đặt ra và trả lời những câu hỏi phản biện
  • Chủ động sử dụng các câu hỏi phản biện

Bằng tư duy phản biện bạn sẽ thực sự lật đổ được tư duy ngụy biện trong cuộc sống hàng ngày. Bạn luôn chủ động tích cực đối mặt, tương tác với mọi thứ. Bạn có thể đưa ra những nhận định sáng suốt hơn từ những thông tin có được. Tránh bớt việc tin vào những niềm tin mù quáng trong những giả định không được kiểm chứng.

Mục lục sách Phá Tan Sự Ngụy Biện

  • Chương 1: Lợi ích của việc hỏi đúng và làm sao để hỏi đúng
  • Chương 2: Các lằn giảm tốc độ gây trở ngại cho tư duy phản biện
  • Chương 3: Đâu là chủ đề và kết luận
  • Chương 4: Xác định lý lẽ
  • Chương 5: Những từ hoặc cụm từ có nghĩa mơ hồ
  • Chương 6: Đâu là các giả định về giá trị và giả định miêu tả
  • Chương 7: Có ngụy biện trong lý luận không
  • Chương 8: Dẫn chứng nào thuyết phục nhất? Trực giác, trải nghiệm cá nhân, các trường hợp ví dụ, các lời chứng thực, hay viện dẫn thẩm quyền?
  • Chương 9: Các kiểu dẫn chứng: Quan sát cá nhân, nghiên cứu khoa học và loại suy thuyết phục đến mức nào?
  • Chương 10: Có các nguyên nhân cạnh tranh nào khác không?
  • Chương 11: Các thống kê có dễ gây nhầm lẫn?
  • Chương 12: Thông tin quan trọng nào đã bị bỏ qua không nói đến?
  • Chương 13: Có thể có các kết luận hợp lý nào khác không?

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Phá Tan Sự Ngụy Biện – tên tiếng Anh: Asking The Right Questions

Tác giả: M. Neil Browne, Stuart M. Keeley

Dịch giả: Tạ Thanh Hải

Thể loại: Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Lao Động

Năm đầu tiên xuất bản: 2014

Về tác giả

Phá Tan Sự Ngụy Biện được viết bởi hai chuyên gia hàng đầu về tư duy phản biện. Đó là Stuart M. Keeley và M. Neil Browne. Họ là những giảng viên hàng đầu về tư duy phản biện ở các trường đại học lớn tại Mỹ. Với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy về tư duy phản biện được đúc kết trong cuốn sách này.

Asking The Right Questions trở thành:

  • Giáo trình giảng dạy về tư duy phản biện tại rất nhiều trường PTTH, cao đẳng và các trường đại học tại Anh và Mỹ.
  • Top 30 cuốn sách hay nhất về tư duy phản biện.
  • Một trong số ít những cuốn sách dẫn nhập tư duy phản biện xuất sắc nhất thế giới

Lời kết

Phá Tan Sự Ngụy Biện giúp độc giả hiểu rõ hơn những con người và vấn đề quanh mình. Bạn sẽ tránh được thảm cảnh bị người khác thao túng hành vi và cảm xúc. Nhận diện rõ ràng những thủ đoạn ngụy biện của họ và biết cách đối phó hiệu quả.

Xem thêm:

Review sách Cẩm Nang Tư Duy Phản Biện