Sigmund Freud – người tiên phong tìm tòi nghiên cứu những thứ mà khoa học chưa bao giờ có thể hiểu biết: trí não con người. Tâm lý học là môn khoa học bí hiểm và tối tăm nhất, khó có thể chứng minh hơn bất cứ bộ môn nào khác. Những điều hư hư thực thực trong cuộc sống tâm lý con người được ông giải mã trong hơn 60 năm cuộc đời. Cùng Eccthai tìm hiểu về hành trình đầy khó khăn của ông qua bài viết sau.
Sigmund Freud là ai?
Những năm đầu đời
Tên đầy đủ của ông là Sigmund Schlomo Freud (6/5/1856 – 23/9/1939). Freud sinh ra trong một gia đình Do Thái, tại thành phố Freiberg thuộc Moravia của Cộng hòa Séc. Năm lên 4 tuổi, gia đình ông chuyển tới Vienna – thủ đô nước Áo, cũng là quốc tịch của Freud.
Khi đi học, Sigmund Freud sớm bộc lộ tài năng trong học tập và đặc biệt là sự phát triển về năng khiếu ngôn ngữ. Giai đoạn thiếu niên này ông thường ghi lại nhật ký những giấc mơ của mình.
Học thuyết Darwin là một trong những sự truyền cảm hứng cho Freud về việc tìm hiểu thế giới. Ông bắt đầu theo học trường Đại học Y khoa và trở thành bác sĩ năm 1881. Thời gian này Freud làm việc tại bệnh viện đa khoa, tiếp tục nghiên cứu môn thần kinh bệnh học và giải phẫu thần kinh.
Bước ngoặt lớn của Sigmund Freud
Năm 1885, trong một lần làm việc tại Paris, ông gặp Jean Charcot – một nhà thần kinh học nổi tiếng của Pháp. Freud được tiếp cận và thấy thỏa mãn với phương pháp thôi miên trị bệnh của Jean Charcot.
Trở về Vienna, không thuyết phục được các đồng nghiệp với phương pháp mới mẻ này. Freud bị đuổi khỏi phòng thí nghiệm giải phẫu thần kinh. Từ đây, ông bắt đầu hành nghề bác sĩ tư và dùng phương pháp thôi miên để chữa bệnh.
Sau vài năm thực hành, Freud bắt đầu phát triển một phương pháp mới mà ông đặt tên là “tự do liên tưởng”. Về sau, trở thành tiêu chuẩn thực hành của Phân tâm học.
Năm 1886, Ông kết hôn với Martha Bernays, có 3 người con trai và 2 con gái trong 8 năm.
Các học thuyết Freud ra đời và Danh tiếng
Trong giai đoạn tiếp sau này, Freud không ngừng phát triển nghiên cứu và đưa ra một loạt các học thuyết gây tiếng vang lớn.
- Phương pháp Tự do liên tưởng
- Khái niệm về vô thức
- Nghiên cứu về Hysteria (1895)
- Giải mã giấc mơ (1990)
- Lý thuyết phức hợp Oedipal (Tổ hợp Oedipus)/Electra
- Học thuyết Tâm lý tính dục (Libido)
- Mô hình cấu trúc tâm trí con người: Id – Ego – SuperEgo
- Bản năng chết
Đây là quá trình đặt nền móng cho Phân tâm học của Sigmund Freud trong cuối thế kỷ 19. Trải qua rất nhiều khó khăn và tranh cãi từ nhiều phía, nhất là những nhà khoa học, bởi họ yêu cầu sự chứng minh.
Tuy nhiên, làm việc với lĩnh vực tâm thức con người là một điều mới mẻ và bạo dạn lúc bấy giờ mà Freud là một trong những nhà tiên phong. Ông đã được biết đến trên toàn thế giới, trình bày các nghiên cứu và hội thảo xuyên quốc gia. Một học giả và nhà thực hành có ảnh hưởng lớn những năm 1920.
Phân Tâm học và giá trị thực hành thực tiễn của nó đã tự chứng minh vai trò của Freud. Ông có một thế hệ học trò mà sau này cũng nhiều tên tuổi nổi tiếng như Carl Jung, Alfried Adler…Mặc dù các học trò của ông sau này chia Phân tâm học thành khoảng 22 nhánh nhỏ với những lối thực nghiệm khác nhau. Không tránh khỏi sự bác bỏ một số học thuyết cổ điển của Sigmund Freud khi họ phát triển rộng hơn khoa học phân tâm.
Những tháng năm cuối đời
Năm 1923, Sigmund Freud mắc ung thư miệng phải cắt bỏ một phần hàm với hơn 30 cuộc phẫu thuật mà ông từ chối dùng giảm đau.
Sợ rằng thuốc làm giảm khả năng tư duy, Freud kiên trì tập trung viết về những triết lý và suy ngẫm của bản thân.
Năm 1930, Adolf Hitler giành quyền kiểm soát Châu Âu, người Do Thái tiếp tục phải tị nạn.
Ông rời Vienna năm 1938 tới Anh cư ngụ. Căn bệnh ung thư bắt đầu di căn trên mặt của Freud, không chịu được đau đớn, ông đã qua đời có chủ đích bởi sự giúp đỡ của một người bạn bác sĩ. Sigmund Freud dùng morphine quá liều ngày 23/9/1939.
Sách của Sigmund Freud
- 1900: Giải mã giấc mơ
- 1904: Tâm lý học của cuộc sống hàng ngày
- 1910: Ký ức tuổi thơ của Leonardo da Vinci
- 1913: Totem và điều cấm kỵ
- 1915: Vô thức
- 1917: Phân tâm học nhập môn
- 1923: Cái Tôi và Cái Nó
- 1927: Tương lai của một ảo ảnh
- 1930: Sự bất ổn trong văn hóa
- 1939: Moses và tôn giáo độc thần
- …
Lời kết
Sigmund Freud là người đặt nền móng và phát triển học thuyết Phân Tâm Học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi, người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học với các phương pháp điều trị khác. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.