Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt rất cần đến vốn lưu động. Chứ không phải vốn điều lệ. Vậy vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của vốn lưu động đối với một doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn cùng Eccthai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động trong tiếng Anh là Working capital. Nó là số tiền vốn sẵn có, nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dùng ngay trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày.
Ví dụ về vốn lưu động:
- Tiền trả lương cho nhân viên,
- Tiền mua mới nguyên vật liệu,
- Tiền trả nợ ngân hàng khi đến hạn,…
Đối với một doanh nghiệp, dù có lợi nhuận khổng lồ nhưng vốn lưu động không đủ mạnh. Doanh nghiệp đó luôn gặp khó khăn trong xoay vòng vốn. Công việc kinh doanh bị gián đoạn. Thậm chí nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.
Công thức tính vốn lưu động là gì?
VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là gì?
Đó là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có thể chuyển đổi ngay thành tiền mặt. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu trong thời hạn 1 năm, vàng, hàng hóa, ngoại tệ,…
Nợ ngắn hạn phải trả là gì?
Nợ ngắn hạn bao gồm những khoản nợ của doanh nghiệp có thời hạn dưới 1 năm. Ví dụ như:
- Nợ ngắn hạn: Nợ vay ngân hàng
- Nợ mua chịu của nhà cung cấp trong thời hạn dưới 1 năm
- Một số khoản nợ ngắn hạn khác
Ý nghĩa của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
Vốn lưu động được coi là nguồn sống của một doanh nghiệp. Vốn lưu động phải liên tục được xoay vòng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động và tồn tại. Vốn lưu động trực tiếp khẳng định tình trạng hiện tại của một doanh nghiệp. Sức khỏe của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào vốn lưu động. Mặc dù lợi nhuận lớn nhưng nếu vốn lưu động liên tục âm thì công ty vẫn phá sản như thường.
Thông thường, vốn lưu động sẽ có 2 diễn biến như sau:
Thứ nhất: Vốn lưu động dương
Có nghĩa là vốn lưu động đang có giá trị dương. Những tài sản ngắn hạn đang lớn hơn nợ ngắn hạn. Tức là, những tài sản của công ty dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Để thanh toán các khoản nợ tới hạn. Công ty hoạt động suôn sẻ bình thường.
Thứ hai: Vốn lưu động âm
Có nghĩa là vốn lưu động có giá trị âm. Những tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác là doanh nghiệp không có khả năng trả các khoản nợ tới hạn.
Trong tình trạng vốn lưu động có giá trị âm, nếu doanh nghiệp không kịp thời tìm vòng quay vốn lưu động. Sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, từ việc tạm ngưng sản xuất kinh doanh cho đến phá sản.
Vậy thì vốn lưu động bao nhiêu là đủ?
Việc hiểu vốn lưu động là gì và công thức vốn lưu động là chưa đủ. Quan trọng là doanh nghiệp phải biết vốn lưu động của mình đang ổn không, có đủ để xoay sở không. Vậy vốn lưu động bao nhiêu là đủ?
Câu trả lời này dựa vào tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio). Theo công thức:
Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn
Các trường hợp có thể xảy ra:
– Tỷ lệ vốn lưu động < 1:
Đây là tình trạng báo động đỏ, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp quá nhỏ so với nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không thể trả nợ khi đến hạn, rất có thể sẽ phá sản.
– Tỷ lệ vốn lưu động từ 1 – <2:
Khi tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 2, đây được coi là khoản an toàn. Chứng minh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp ổn định. Doanh nghiệp có khả năng trả nợ khi đến hạn mà không cần lo lắng.
– Tỷ lệ vốn lưu động > 2:
Tỷ lệ này mọi doanh nghiệp điều mơ ước. Khi mà tài sản ngắn hạn cao gấp 2 lần so với số nợ ngắn hạn cần trả. Vậy thì còn gì phải lo lắng nữa? Tất nhiên không có nhiều doanh nghiệp đạt được tỷ lệ này.
Bởi vì họ sẽ phải có một lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn trên thị trường. Hoặc là có dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh. Hoặc không có nhiều khoản nợ vay. Vậy thì doanh nghiệp đó mới có thể đạt tỷ lệ vốn lưu động > 2.
Đối với một doanh nghiệp bình thường, chỉ cần duy trì tỷ lệ vốn lưu động > 1 là tốt. Doanh nghiệp đủ khỏe để tiếp tục tái sản xuất, phát triển,…
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Khi chú ý đến vốn lưu động là gì thì vòng quay vốn lưu động mới là yếu tố quan trọng nhất. Vòng quay vốn lưu động trong tiếng Anh là Change in working capital.
Với những nhà đầu tư mới, họ thường dễ bị đánh lạc hước về doanh thu là lợi nhuận của công ty. Mà quên rằng vốn lưu động mới là yếu tố quan trọng.
Ví dụ: Công ty A bán chịu cho công ty B. Số tiền đó chưa thu được, nhưng nó đã được ghi vào doanh thu và lợi nhuận. Vậy nên doanh thu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáng tin cậy. Với một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, cái họ quan tâm là thay đổi vốn lưu động.
Công thức tính thay đổi vốn lưu động:
- Cách 1: Thay đổi vốn lưu động = Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước
- Cách 2: Thay đổi vốn lưu động (non-cash) = Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước
Trong cách số 2 tính chính xác càng cao hơn khi đã loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn. Nó phản ánh đúng vòng quay vốn lưu động trong doanh nghiệp. Nên có được chỉ số này thì nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác doanh nghiệp đó có đang ổn hay không.
Trên đây là một số chia sẻ về vốn lưu động là gì, cách tính vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động. Eccthai hi vọng bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình học cách chơi chứng khoán.