Thích Nhất Hạnh – Lãnh đạo Phật giáo ảnh hưởng lớn ở phương Tây

Không ngừng hoạt động vì sự tích cực và hòa bình cho xã hội, nghiên cứu và tìm cách đưa thiền định phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, được đề cử giải thưởng Nobel Hòa Bình cao quý và rất nhiều những cuốn sách hay nhất về Phật học. Đó là một vài nét trong cuộc đời và sự nghiệp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngay sau đây, Eccthai cùng bạn đi chi tiết về tác giả nổi tiếng này nhé!

thich nhat hanh

Tiểu sử và sự nghiệp Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh là ai?

Sư Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 16 tuổi sư xuất gia và tu hành theo phái Thiền tông. Ngài được biết đến với vai trò là thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ (bút danh Nguyễn Lang), nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội tích cực vì vấn đề hòa bình cho Việt Nam.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, sư sống lưu vong tại Pháp cho đến năm 2018 quay lại Việt Nam và hiện đang tu dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu – Huế cho đến khi viên tịch.

nha su thich nhat hanh

Sự nghiệp tu tập và thiền định của Sư thầy Nhất Hạnh

Năm 1942, khi chỉ mới 16 tuổi, sư xuất gia tại chùa Từ Hiếu gần thành phố Huế, lấy pháp hiệu Nhất Hạnh, nối pháp đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế, nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễn Quán.

Thầy tốt nghiệp Phật học viện Báo Quốc, Huế, tu học theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 1949.

Ông là một bậc thầy tâm linh được thế giới ngưỡng mộ khi phát triển một phái thiền vô cùng độc đáo dựa trên những kiến thức sâu sắc về Phật giáo Đại thừa kết hợp nhiều thiền phái khác và cả tâm lý học hiện đại phương Tây. Bởi vậy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhân vật có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo phương Tây.

thich nhat hanh

Năm 1960, Thầy sáng lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội tại Sài Gòn, đây là một tổ chức từ thiện chuyên xây dựng lại trường học, đường xá, xóm làng bị đánh bom trong Chiến tranh Việt Nam.

Thầy cũng sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối chuyên giảng dạy, nghiên cứu và xuất bản những ấn phẩm có liên quan đến Phật giáo Việt Nam. Năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh ra lời kêu gọi hòa bình nhằm mong muốn hai miền Nam Bắc chấm dứt chiến tranh, tôn trọng lẫn nhau để người dân được chung sống bình yên.

Năm 1963, thầy Thích Nhất Hạnh có bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ, đây cũng là nơi ông giảng dạy Phật pháp tại đây.

Năm 1966, ông lập ra Dòng tu Tiếp Hiện (có nghĩa là Tiếp nhận Hiện thực), lập ra nhiều trung tâm thực hành môn thiền và các tu viện ở nhiều nơi trên thế giới.

Sư Nhất Hạnh thành lập Làng Mai (Đạo tràng Làng Mai, tên tiếng Pháp là Village des pruniers, tên tiếng Anh là Plum Village) vào năm 1982. Đây là một Cộng đồng tập thiền thuộc giáo hội Phật giáo Thống nhất ở nước Pháp, nhằm mục đích tu tập và giảng dạy Phật pháp Việt Nam cho những ai quan tâm bất kể họ là ai, quốc tịch gì. Đây cũng là nơi cư ngụ chính của sư Nhất Hạnh trong 40 năm sống tại Pháp.

lang mai phap
Làng Mai ở Pháp

Vinh danh

– Năm 1967, thầy Thích Nhất Hạnh được Martin Luther King, Jr. – một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi và cũng là người đạt giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1964 đề của Giải Nobel Hòa Bình.

– Tại phương Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là một nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng nhất chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Rất nhiều những cư dân phương Tây đến từ nhiều quốc gia, dân tộc, quan điểm tôn giáo và chính trị khác nhau đã tin tưởng và thực hành phương pháp thiền “Chánh niệm” do nhà sư hướng dẫn.

Sách của thầy Thích Nhất Hạnh

Qua hơn 70 năm thực hành và nghiên cứu tu tập thiền định theo dòng Phật giáo Đại Thừa, sư ông Thích Nhất Hạnh đã xuất bản 100 cuốn sách thuộc nhiều thể loại như thơ, truyện, sách, khảo luận cùng nhiều bài giảng được đăng trên Tạp chí Mindfulness Bell của dòng tu Tiếp Hiện.

khong diet khong sinh dung so hai

Một số tác phẩm nổi bật của Sư thầy Thích Nhất Hạnh:

Các tập thơ hay:

  • Tiếng địch chiều thu, 1949
  • Ánh xuân vàng, 1950
  • Thơ ngụ ngôn, 1950
  • Bông hồng cài áo, 1962
  • Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, 1965
  • Tiếng đập cánh loài chim lớn, 1967
  • Vietnam Poems, 1967
  • The Cry of Vietnam, 1968
  • De Schreeuwvan Vietnam, 1970
  • Zen Poems, 1976

Truyện:

  • Tình người 1951
  • Nẻo về của ý, 1972
  • Am mây ngủ
  • Bưởi
  • Tố
  • Văn Lang dị sử, 1975
  • Đường xưa mây trắng, 2007
  • Truyện Kiều dịch ra văn xuôi

Tác phẩm khác:

Đọc sách của nhà sư Thích Nhất Hạnh, độc giả dễ dàng cảm thấy yêu thương mình và thêm yêu đời, biết kiểm soát cái tôi, cơn nóng giận hay bất cứ cảm xúc tiêu cực nào đang len lỏi bên trong, từ đó an yên với cuộc đời thái bình.