Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – Cuộc đời và sự nghiệp

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Dalai Lama) là một trong số ít các vị lãnh đạo tinh thần được tôn kính trên toàn thế giới, là biểu tượng của hòa bình và được mệnh danh là một vị Bồ Tát sống trong tinh thần Phật giáo Đại thừa. Cùng Eccthai khám phá cuộc đời nỗ lực không mệt mỏi vì sự an vui và hạnh phúc của tất cả mọi chúng sinh từ vị hiền sư đức hạnh qua bài viết bên dưới bạn nhé!

dalai lama

Tiểu sử và sự nghiệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tiểu sử và học hành

Đạt Lai Lạt Ma 14 tên thật là Tenzin Gyatso, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân ở làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng.

Vào năm 2 tuổi, sư được thừa nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, được xem là Hoán thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, hiện thân của Bồ Tát Quan thế âm, cũng là hiện thân của lòng từ bi.

Lễ tấn phong Đạt-lại Lạt-ma 14 chính thức được tiến hành ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Ông chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người.

Ông là một trong những nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền xuất sắc nhất, được nhân dân Tây Tạng tôn kính nhất bởi những lý luận triếc học uyên sâu về Phật giáo, những hoạt động thực tiễn và nhân cách siêu tuyệt của Ngài.

Theo giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Úc nhận xét, thế kỷ 20 ở châu Á chỉ có 3 thánh nhân và Đạt Lai Lạt Ma 14 là một trong số đó.

Ngài bắt đầu sự nghiệp học hành năm 6 tuổi và kết thúc bằng danh hiệu cao nhất trong Phật Học Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo vào năm 1959 (25 tuổi).

Hoạt động chính trị

Dalai Lama 14 chính thức trở thành người lãnh đạo chính quyền Tây Tạng từ năm 1950, chỉ đạo nhân dân đứng lên chống lại sự đổ bộ của 80 vạn quân Trung Quốc nhưng cuộc nổi dậy thất bại. Sau này, Tây Tạng chính thức trở thành một khu tự trị thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

Năm 1959, bản thân Ngài lãnh đạo 80.000 người dân Tây Tạng vượt qua dãy núi Himalaya để đến tị nạn tại miền Bắc Ấn Độ, lúc bấy giờ vì nước Ấn cũng không muốn nảy sinhn thêm căng thẳng với Trung Quốc nên cũng không giúp đỡ gì cho những người tị nạn này.

Tại đất nước lưu vong, Ngài đã có nhiều cống hiến với vai trò là một vị lãnh tụ tinh thần và thế tục của người dân Tây Tạng tại Ấn Độ. Thông qua triết học Phật giáo để xoa dịu và giúp người dân bớt khổ đau, lạc quan nhìn về tương lai phía trước và sống cuộc đời hạnh phúc dù ở bất cứ nơi đâu.

Hoạt động chính trị tiêu biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có một số điểm chính như sau:

  • Thay đổi cách bầu chọn người lãnh đạo truyền thống, một vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo không nhất định cùng lãnh tụ tinh thần và thế tục mà có thể chọ 2 người. Tùy nhân dân quyết định hoặc có một hội đồng các đạt la cao cấp sẽ chọn ra một người trong số họ.
  • Năm 2009, ông kêu gọi hợp tác toàn cầu để giải quyết các hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
  • Chuyến đi đến Arunachal Pradesh với vai trò giao lưu tôn giáo.
  • Viếng thăm Liêng bang Nga năm 1971 và thăm Nga vào năm 1991 đều được chào đón nồng hậu và bàn luận các chủ đề liên quan đến yêu cầu Nga bảo vệ Phật giáo ở những vùng giáp ranh với những quốc gia Hồi giáo cực đoan.
  • Tiếp xúc Đông – Tây bằng hàng loạt chuyến đi đến các nước khác nhau được khởi hành từ năm 1967 và đến nay Sư đã đi được 46 nước.

đat lai lat ma

Mặc dù Dalai Lama 14 hiện tại bị phía Trung Quốc gọi là “Phần tử khủng bố và li khai” ở Khu tự trị Tây Tạng nhưng với những đóng góp vĩ đại của mình không chỉ ở lĩnh vực tôn giáo mà còn bởi nhân cách tyệt vời của bậc hiền sư mà biểu hiện rõ nét nhất là giải thưởng Nobel Hòa bình – một trong những giải thưởng cao quý nhất của nhân loại.

Giải thưởng:

– Năm 1973, một số trường đại học và viện nghiên cứu ở phương Tây trao tặng cho Ngài Giải thưởng về Hòa bình và bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctorate Degree) để tuyên dương những tác phẩm sư viết về triết học Phật giáo, giải pháp cho các cuộc xung đột quốc tế, vấn đề nhân quyền và môi sinh toàn cầu.

– Năm 1989, Ngài được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đang đấu tranh đòi tự do và hòa bình thế giới đặc biệt là nhân dân Tây Tạng.

Sách hay của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Mặc dù thường xuyên bận rộn với những công việc của Chính phủ lẫn Phật giáo nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không quên viết nên những cuốn sách chứa đựng triết lý sâu sắc về cuộc sống, truyền đi rất nhiều thông điệp tích cực có thể cứu rỗi tâm hồn của hàng triệu người đang khổ đau.

Năm 1964, sau quá trình đi tị nạn ở Ấn Độ, Ngài đã viết cuốn sách đầu tiên Đất nước tôi và Nhân dân tôi (My Land and My People).

Và sau đó là gàn 50 cuốn sách tuyệt vời về các chủ đề Phật học, lịch sử, tự truyện… để lại trong lòng hàng triệu bạn đọc trên toàn cầu những lời văn nhẹ nhàng và những tư tưởng đầy giá trị.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Dalai Lama 14:

  • Mở Huệ Nhãn (1972)
  • Phật giáo Tây Tạng (1975)
  • Dalai Lama: Chính sách của Lòng Từ (1990)
  • Tự do nơi lưu đày (1991)
  • Ý nghĩa của cuộc sống (1992)
  • Tia sáng trong bóng đêm (1994)
  • Cuộc đối thoại về trách nhiệm chung và giáo dục (1995)
  • Sức mạnh của lòng từ bi (1995)
  • Tứ Diệu Đế (1998)
  • Sống hạnh phúc (1998)
  • Ý Nghĩa cuộc cuộc sống ( 1999)
  • Khoa học Tâm Linh, Cuộc đối thoại Đông-Tây (1999)
  • Nghệ thuật của Hạnh Phúc: Sổ tay cho cuộc (1999)
  • Trí Huệ Luận (2000)
  • Những lời Khuyên của Thích-Ca-Mâu-Ni (2002)
  • Cốt Tủy của Hạnh Phúc: Sách Hướng dẫn cho Cách Sống (2002)
  • Nghệ thuật của Hạnh Phúc trong Công Việc (2005)
  • Để Thấy được Thực Sự Chính Mình (2006)

Những lời dạy của Ngài đi thẳng vào lòng người, mang lại lợi ích lớn lao cho tất cả mọi người thuộc đủ mọi tầng lớp khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, vì chúng luôn giúp ta giảm nhẹ những khổ đau trong cuộc sống.

Bạn yêu thích sách của Đức Dalai Lama 14 hãy tìm đọc ngay cuốn “Sống hạnh phúc” hoặc tải bản PDF sách tại đây.

Chúc bạn đọc sách ý nghĩa!