Với những người yêu sách, đặc biệt là dòng sách mang những giá trị vĩnh hằng, không thể quên những ấn phẩm do tác giả – dịch giả Nguyễn Hiến Lê biên soạn. Cùng thời, còn có những tên tuổi độc đáo nhất trên văn đàn Việt Nam. Một trong số đó là Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Ông là ai? Mời bạn đọc cùng Eccthai khám phá tác giả này qua bài viết sau đây!
Những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp tác giả Nguyễn Duy Cần
Thu Giang Nguyễn Duy Cần là ai?
Cố tác giả Nguyễn Duy Cần (1907 – 1998), được biết đến là một nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu của nền văn học Việt Nam thế kỷ trước.
Đương thời, ông làm nghề viết sách, dạy học, chữa bệnh, nghiên cứu Kinh Dịch, Đạo Học, triết học phương Đông. Những tác phẩm của Nguyễn Duy Cần không chỉ nổi tiếng với văn phong sâu sắc, số lượng tác phẩm đồ sộ. Cái cốt yếu vẫn là độ sâu học thuật, sự tinh tường văn hóa phương Đông & nghệ thuật làm người. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm của ông được xuất bản, thường được tái bản nhiều lần, bởi nó có sức nặng tư tưởng tác động đến nhiều thế hệ độc giả.
Về cuộc đời tác giả Nguyễn Duy Cần không có nhiều tài liệu ghi lại. Được biết quê hương ông tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Ngày nay là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Có một số thông tin chưa kiểm chứng cho rằng, tác giả từng làm Hiệu trưởng kiêm giáo sư tại một trường trung học tư thục ở Sài Gòn.
Nguyễn Duy Cần lấy nhiều bút danh: Thu Giang, Linh Chi, Bảo Quang Tử, Hoàng Hạc,… Trong đó hiệu Thu Giang thường xuyên được sử dụng nhất và cũng nổi tiếng nhất.
Đôi nét về sự nghiệp tác giả
Sự nghiệp của Nguyễn Duy Cần bắt đầu khoảng năm 1931 với tác phẩm đầu tay mang tên “Toàn chân”. Một tác phẩm triết học gây nhiều tranh cãi lúc bấy giờ, để lại nhiều bình luận sôi nổi trong giới học thuật trên tờ báo Mai.
Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một nhà văn siêng năng, đều đặn xuất bản sách hàng năm. Cuốn sách đầu tay mang tên “Duy tâm và Duy vật”– 1935. Sau đó, ông hoạt động tích cực trong lĩnh vực báo chí, với việc tham gia xuất bản báo “Nay” (1937), chủ biên báo Tiến (1941), chủ biên báo Thanh Niên (1944), chủ biên báo Tự Do.
Giai đoạn (1946 – 1951), do ảnh hưởng của chiến tranh, Nguyễn Duy Cần lên Sài Gòn lánh nạn, đồng thời tiếp tục viết sách. Năm 1951 ông bắt đầu xuất bản trở lại với cuốn sách “Cái dũng của Thánh Nhân”. Từ đó đến 1975, ông đều đặn xuất bản.
Sau 1975, ông sống ở Bình Thạnh, vẫn viết sách nhưng không cho xuất bản nữa. Năm 1998, ông mất tại đây.
Nhiều bộ sách có giá trị vĩnh hằng
Mặc dù chỉ mới tốt nghiệp Thành Chung (lớp 9), nhưng những am hiểu về lẽ đời, cách làm người, đạo đức, tư tưởng triết học phương Đông. Được truyền dạy bởi người cha của mình, cùng năng lực tự học, đã giúp Nguyễn Duy Cần trở nên xuất sắc trong văn chương – báo chí – xuất bản. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều bộ sách có giá trị vĩnh hằng. Cụ Cần trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt về sự tự học, tự nghiên cứu.
Thu Giang Nguyễn Duy Cần đưa vào từng trang sách sự am tường sâu sắc về nền tảng Đạo học phương Đông. Cách ứng xử bình tĩnh, khôn ngoan, luôn lấy Đạo học để làm cái gốc cho mọi cuộc biến đổi của thời cuộc. “Tôi tự học”, “Óc sáng suốt”, “Thuật xử thế của người xưa”, “Tinh hoa Đạo học Đông Phương”,… là những tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng lấy nhu thắng cương, dùng trí hơn dùng sức.
Những tác phẩm hay của Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Tủ sách Thu Giang Nguyễn Duy Cần gồm rất nhiều sách, chủ yếu thuộc thể loại Đạo học phương Đông và sách học làm người. Lúc sinh thời, ông không viết sách như một nghề để kiếm sống. Sách Nguyễn Duy Cần ra đời, mỗi một tác phẩm đều đáp ứng nhu cầu bức thiết của cuộc sống.
Nhân sinh đang thiếu thốn, đợi chờ – nhất là dòng sách biên khảo, nghệ thuật sống. Hiện nay, có rất nhiều sách phẩm của ông bị thất lạc, chưa được công bố hoặc chưa hoàn thiện.
Nhà xuất bản Trẻ đã mua bản quyền 23 cuốn sách của cụ Nguyễn Duy Cần và đang lần lượt xuất bản thành nhiều bộ sách. Độc giả nên đọc lần lượt các đầu sách theo thứ tự đã thống kê, để có thể khái quát được hệ tư tưởng tuyệt vời trong sách cụ Thu Giang.
Bộ Tự Học
- Óc sáng suốt (1952)
- Thuật tư tưởng (1953)
- Tôi tự học (1959)
- Để thành nhà văn (1968)
Bộ Rèn luyện bản thân và thuật đối nhân xử thế
- Thuật xử thế của người xưa (1954)
- Cái dũng của Thánh nhân (1951)
- Thuật Yêu đương (1961)
- Một nghệ thuật sống (1960)
Bộ sách Đạo Học – Khó đọc nhất, nên đọc theo thứ tự
- Nhập môn Triết học Đông phương (1971)
- Tinh hoa Đạo học Đông phương (1972)
- Văn minh Tây phương và Đông phương (1957)
- Cái cười của Thánh nhân (1970)
- Lão Tử tinh hoa (1963)
- Lão Tử Đạo đức Kinh (1960) (dịch)
- Trang Tử tinh hoa (1956)
- Trang Tử Nam hoa kinh (1963) (dịch)
- Phật học tinh hoa (1965)
- Toàn chân triết luận (1936)
- Thanh dạ Văn chung (1939)
Bộ Dịch Kinh
- Dịch học tinh hoa (1973)
- Chu Dịch huyền giải (1975)
- Dịch Kinh tường giải (2014)
Một số tác phẩm tiêu biểu khác
- Duy tâm và duy vật (1935)
- Cổ nhân (1940)
- Thuật tư tưởng (1940)
- Văn hóa Giáo dục miền Nam Việt Nam (1970)
- Tử vi bí kiếp
- Đông Phương y học bí truyền
- Thuật dưỡng sinh theo Đạo học Đông Phương
- Thiền đạo Tinh Hoa
- Hà Đồ Lạc Thư và Dịch Tượng Luận
Yêu Đạo, lấy Đạo làm gốc là một trong những tư tưởng như cũ mà lại vẫn mới. Giá trị của Đạo học phương Đông chưa từng bị mai một. Trong thời đại ngày nay, đặc biệt trong lòng xã hội phương Tây, lại rộ lên những dòng tư tưởng về triết học phương Đông. Vậy nên những bộ sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần trở thành hình mẫu cho lối sống chuẩn mực theo Đạo. Từ giữ gìn sức khỏe đến nhân tâm, để biết cách làm người. Bạn đọc yêu thích cốt cách thanh cao và giá trị tuyệt vời từ sách của một trong những nhà văn sáng nhất của Việt Nam hồi thế kỷ 20, đừng bỏ lỡ sách của Nguyễn Duy Cần nhé!