Cái Dũng Của Thánh Nhân giống như các cuốn sách khác của học giả Nguyễn Duy Cần, hàm chứa những kiến thức uyên thâm, sâu sắc với tấm lòng rộng lượng và cái nhìn đa chiều. Bàn về Dũng, về Thánh nhân, về thuật đối nhân xử thế, hiếm có cuốn sách nào hay như cuốn sách này. Eccthai mời bạn cùng đọc sách!
Đặt mua Cái Dũng Của Thánh Nhân Trên TIKI
(So sánh giá rẻ nhất – giảm 20%)
Nội dung Sách Cái Dũng Của Thánh Nhân
Cái Dũng Của Thánh Nhân bàn về cách đối nhân xử thế của con người trong xã hội. Và những phương pháp để tu thân dưỡng tính, hình thành tính cách điềm đạm, an yên trước mọi hoàn cảnh khốn cùng của cuộc đời.
“Cái Dũng” tác giả nói đến không phải chỉ cho sức mạnh cơ bắp cường quyền. Người có dũng là người nắm trong tay sức mạnh tự thân, lòng không run sợ, chẳng hề nao núng, trước hiểm nguy. Những đức tính, khí chất ấy gói gọn trong 2 từ “điềm đạm”.
Đó là Tư đức và Công hạnh
Tư đức – Những đức tính nên có của mỗi con người: Nhẫn nại, can đảm, quả quyết, điềm đạm.
Công hạnh – Những đức tính tốt một người nên dành cho những người quanh mình: Từ người thân gia đình, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em cho đến bạn bè, chòm xóm, to lớn hơn là tình yêu chủng loại, nhân loại.
Đó là cái tính “điềm đạm” quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân
Theo tác giả sách Cái Dũng Của Thánh Nhân, điềm đạm là bình tĩnh – thản nhiên trước mọi tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Điềm đạm là kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Hay khái quát lên, điềm đạm là làm chủ bản thân mình, chủ động được ý chí, dục vọng, cảm xúc của chính mình.
Rèn luyện tính điềm đạm
Ở những chương sau của cuốn sách, cụ Nguyễn Duy Cần chỉ ra những cách để rèn luyện đức tính điềm đạm cho mỗi con người. Những điều chúng ta nên và không nên làm, để có thể tự tin, vững vàng trước mọi biến cố cuộc đời.
Người điềm đạm phải tự chủ, hữu tâm trong các hành động của mình, nhất định không để bản thân bị ám thị hay thôi miên vì một lẽ gì cả. Không nói dư và nhất là không nói sai sự thật. Có như vậy mới không bị một thế lực ngoại giới nào thao túng được.
Mục lục sách
Phần thứ nhất
- Chương 1: Cái Dũng Của Thánh Nhân
- Chương 2: Súc Tích Khí Lực
- Chương 3: Thái độ và Cử chỉ
- Chương 4: Lễ Độ
- Chương 5: Ảnh hưởng của hoàn cảnh – Tiết điệu điều hòa
- Chương 6: Phòng sự bất ngờ
Phần thứ hai
- Chương 1: Tinh thần độc lập
- Chương 2: Trách nhiệm
- Chương 3: Ám thị
- Chương 4: Đừng nói sai
- Chương 5: Trí tưởng tượng
- Chương 6: Cách phán đoán về sự đời
Kết luận
Phụ lục
- Phương pháp tĩnh tọa của Cương Điền
- Điềm đạm cách ngôn
Cái Dũng Của Thánh Nhân PDF
Nói theo ngôn từ hiện đại, Cái Dũng Của Thánh Nhân như một cuốn sách kỹ năng sống tuyệt vời. Giúp bạn đọc có thể học cách rèn luyện những đức tính, khí chất của kẻ thánh nhiên, những thứ giúp bạn sống cuộc đời thành đạt và an nhiên.
Cái hay trong sách Thu Giang Nguyễn Duy Cần là cứ mỗi lập luận đều đi kèm những dẫn chứng thiết thực. Từ Đông Tây kim cổ, tác giả đều có thể dẫn ra để thuyết phục bạn đọc. Chính điều đó lại thêm khẳng định sự uyên bác, thông tuệ tinh hoa Đông Tây của tác giả, dù ông chỉ mới học hết cấp 2 nhưng khả năng tự học lại tuyệt diệu đến như vậy.
Hãy tải sách Cái Dũng Của Thánh Nhân PDF MIỄN PHÍ tại đây. Và rèn cho mình những “cái dũng” của một bậc “thánh nhân” thực thụ bạn nhé!
Thông tin sách và tác giả
Thông tin sách
Tên sách: Cái Dũng Của Thánh Nhân
Tác giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Thể loại: Phát triển bản thân
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Năm đầu tiên xuất bản: 1951
Về tác giả
Cụ Nguyễn Duy Cần, bút hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và giáo sư nổi tiếng của Việt Nam giữa thế kỷ 20. Lúc sinh thời, cụ Nguyễn Duy Cần viết rất nhiều sách thuộc các chủ đề: Học làm người, thuật đối nhân xử thế, sách chuyên khảo và Dịch Đạo. Thu Giang đã viết rất nhiều tác phẩm văn học xuất sắc, nhiều bài phê bình giá trị, là kho tài liệu tham khảo hữu ích cho thế hệ sau. Những năm cuối đời, cụ lui về ở ẩn, để lại cho đời nhiều tác phẩm vô giá.
Một số tác phẩm giá trị sâu sắc cụ Cần để lại cho hậu thế: Óc sáng suốt, Thuật xử thế của người xưa, Cái dũng của Thánh Nhân, Tôi Tự Học… Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm bị thất lạc hoặc chưa hoàn thành.
Lời kết
Cái Dũng Của Thánh Nhân – Điềm đạm là tính cách cũng là bản lĩnh mà ta nên rèn luyện. Để tự bản thân ta có thể làm chủ cảm xúc, ý chí, dục vọng, làm chủ cuộc đời ta. Để luôn thanh tịnh và bình yên trước những biến đổi của thời cuộc. Có như thế, ta mới có thể vững vàng trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với đời trong cuộc đời. Chúc bạn đọc thẩm thấu những lời hay ý đẹp, những giá trị tinh hoa đã trường tồn cùng bao thế hệ, trong cuốn sách này.