Trái phiếu gồm có nhiều loại như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng… Mỗi loại trái phiếu sẽ có hình thức phát hành riêng biệt được quy định tại Nghị định 163 về phát hành trái phiếu. Ở bài viết này, Eccthai giới thiệu đến quý độc giả những vấn đề cơ bản về Phát Hành Trái Phiếu. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Thông tin Phát Hành Trái Phiếu
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một công cụ ghi nợ. Thể hiện, bên phát hành vay vốn có kỳ hạn của bên sở hữu trái phiếu. Mỗi một trái phiếu có giá trị tương ứng với số tiền khác nhau tùy đơn vị phát hành. Kèm theo đó là những cam kết về lãi suất, kỳ hạn trả lãi, kỳ đáo hạn.
Như vậy, Phát Hành Trái Phiếu là quy trình tiến hành in ấn, đăng ký trái phiếu và công bố trái phiếu ra thị trường.
Theo quy định, cứ đến kỳ hạn trả lãi, đơn vị phát hành phải thanh toán lãi suất đúng như cam kết cho nhà đầu tư. Thông thường, kỳ hạn thanh toán lãi suất trái phiếu có các mức:
- Trái phiếu trung hạn: 1 – 5 năm
- Trái phiếu dài hạn: 5 năm, 15 năm, 20 năm
Xem thêm:
Ai được Phát Hành Trái Phiếu?
Hiện nay, tại Việt Nam, trái phiếu được phát hành bởi 3 nhóm cơ bản:
- Nhóm 1: Bộ Tài chính (hoặc Bộ Tài chính ủy quyền cho Kho bạc nhà nước). Gọi là trái phiếu chính phủ hay còn gọi là công trái.
- Nhóm 2: Các doanh nghiệp – Gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Đây cũng là loại trái phiếu phổ biến nhất, được nhiều nhà đầu tư chọn lựa nhất.
- Nhóm 3: Các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính theo quy định của Nhà nước. Loại trái phiếu này ít phổ biến hơn.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp, công ty phát hành sẽ căn cứ theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Gồm công ty cổ phần và công ty TNHH được phép phát hành các loại trái phiếu.
Như vậy, công ty nào được và công ty nào không được phát hành trái phiếu. Sẽ căn cứ theo Điều 9 của Nghị định này.
Mục đích Phát Hành Trái Phiếu
Trái phiếu được phát hành nhằm mục đích gì?
Trái phiếu sẽ được phát hành khi Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Có nhu cầu vay vốn, huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Người mua trái phiếu được gọi là Trái chủ, Nhà đầu tư, người cho vay, chủ nợ… của đơn vị phát hành trái phiếu.
Các trái chủ sẽ được bên phát hành thanh toán lãi suất khi đến kỳ hạn trả lãi theo quy định. Hoặc được hoàn lại vốn khi đến kỳ đáo hạn. Tuy nhiên, trái chủ không thể can thiệp vào công việc nội bộ của doanh nghiệp. Dù họ có sở hữu số lượng trái phiếu nhiều đến đâu. Điều này khác biệt với cổ phiếu.
Trong trường hợp công ty gặp khó khăn dẫn đến tuyên bố phá sản. Họ buộc phải thanh toán nợ cho trái chủ trước. Rồi mới đến những nhà đầu tư cổ phiếu. Chính vì điểm này nên nhiều nhà đầu tư yêu thích mua trái phiếu hơn cổ phiếu.
Chi phí Phát Hành TP
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 53/2009/NĐ-CP. Chi phí khi môt doanh nghiệp muốn phát hành các trái phiếu gồm 3 loại:
- Chi phí phát sinh một lần
- Các khoản phí thường niên
- Các chi phí phát sinh khác
Quy trình Phát Hành TPDN
Quy trình phát hành trái phiếu khá phức tạp, với rất nhiều giai đoạn khác nhau. Ở đây, Eccthai rút gọn lại thành 3 giai đoạn chính để trái phiếu được phát hành ra thị trường. Gồm:
- Xây dựng phương án và dự tính chi phí phát hành TP
- Gửi thông báo và xin ý kiến từ Bộ Tài chính
- Nộp hồ sơ tới Ủy ban chứng khoán nhà nước
Giai đoạn 1: Xây dựng phương án và chi phí phát hành trái phiếu
Để trái phiếu được phát hành và có thể huy động số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Công ty cần xây dựng phương án và dự tính chi phí tài chính cụ thể rõ ràng. Điều đó là bắt buộc vì doanh nghiệp cần xác định rõ kế hoạch phát hành – kêu gọi vốn – xoay vòng dòng tiền… Để có thể trả lãi đúng kỳ hạn cũng như hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Phương án phát hành trái phiếu này cần thể hiện đầy đủ các thông tin như:
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
- Mục đích phát hành
- Phương án sử dụng vốn
- Tính chất trái phiếu (kỳ hạn, loại hình, lãi suất,…)
- Kế hoạch bố trí thanh toán lãi suất và tiền gốc cho nhà đầu tư.
- Cam kết của doanh nghiệp với nhà đầu tư.
Sau khi xây dựng một phương án hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần trình lên cơ quan có thẩm quyền. Cần được phê duyệt trước khi bán trái phiếu cho trái chủ.
Giai đoạn 2: Gửi thông báo tới Bộ Tài Chính
Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành sẽ được kiểm soát bởi Bộ Tài Chính. Do đó, công ty phát hành cần gửi thông báo lên Bộ Tài Chính. Ít nhất 3 ngày trước thời điểm tung trái phiếu ra thị trường.
Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ tới Ủy ban chứng khoán nhà nước
Giai đoạn này chỉ áp dụng cho công ty đại chúng – những công ty kêu gọi vốn thông qua sàn chứng khoán. Sau khi nhận được văn bản xác nhận bằng văn bản từ Ủy ban chứng khoán nhà nước. Doanh nghiệp đại chúng mới được tung trái phiếu lên sàn chứng khoán.
Những thông tin trên đây giúp bạn hiểu hơn về quy trình phát hành trái phiếu và những vấn đề liên quan. Chúc bạn đầu tư trái phiếu thắng lợi.