Trái phiếu là gì? Đầu Tư Trái Phiếu như thế nào?

Khi tham gia vào Đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư sẽ bắt gặp 2 sản phẩm quen thuộc là cổ phiếu và trái phiếu. Trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu? Đầu tư trái phiếu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ về kênh Đầu tư tài chính này.

dau tu trai phieu

Trái phiếu là gì?

Theo Điều 4, Luật Chứng khoán 2019 đưa ra định nghĩa: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành”.

Như vậy, hiểu đơn giản nhất cho câu hỏi Trái phiếu là gì? thì trái phiếu chính là giấy ghi nợ. Trong đó quy định nghĩa vụ của bên vay (đơn vị phát hành trái phiếu) phải trả một khoản tiền nhất định + lợi tức tương đương cho bên cho vay (người mua trái phiếu).

trai phieu la gi

Cũng theo Điều này quy định: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.

Như vậy, cổ phiếu là giấy xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp của nhà đầu tư. Cổ phiếu là đại diện cho quyền sở hữu doanh nghiệp của mỗi cổ đông, vì thế doanh nghiệp không có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền góp vốn đó cho những chủ sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp của mình.

So sánh giữa Đầu tư trái phiếu và Đầu tư cổ phiếu, có thể thấy: Đầu tư trái phiếu là kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư. Đặc biệt nếu so sánh với đầu tư cổ phiếu càng thể hiện rõ nhận định đó.

Phân loại trái phiếu

Trái phiếu có nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu chí cụ thể. Do đó, nhà đầu tư thường sẽ nghe các khái niệm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng…

Phân loại trái phiếu theo hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu ghi danh: Có ghi tên của người mua vào sổ sách của đơn vị phát hành.
  • Trái phiếu vô danh: Không ghi tên của người mua vào sổ của đơn vị phát hành.

Phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành

  • Trái phiếu Chính phủ: Chính phủ phát hành Trái phiếu để vay vốn nhàn rỗi của nhân dân. Mục tiêu của trái phiếu này nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động kinh tế – xã hội. Chính phủ được xem là nhà phát hành trái phiếu uy tín nhất trên thị trường. Nhà đầu tư gặp ít rủi ro nhất khi mua trái phiếu Chính phủ.

trai phieu chinh phu

  • Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu do các công ty/doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… phát hành.

trai phieu doanh nghiep

  • Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các ngân hàng và tổ chức tài chính cũng có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Phân loại trái phiếu theo lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi tức của loại trái phiếu này được tính theo % quy định theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất thả nổi: lợi tức sẽ được chi trả không cố định, có lúc nhiều lúc ít dựa theo sự biến đổi lãi suất tham chiếu của trái phiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng 0: Người mua loại trái phiếu này sẽ không nhận được lãi suất định kỳ. Tuy nhiên, họ được mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá ghi trên trái phiếu. Và khi bán lại, sẽ bán bằng với mệnh giá ghi trên trái phiếu.

Xem thêm:

Cơ bản về Phát Hành Trái Phiếu

Lãi Suất Trái Phiếu Chính Phủ những điều cần biết!

Đầu tư trái phiếu là gì?

Đầu tư trái phiếu là giao dịch vay – cho vay giữa nhà phát hành (người đi vay) và người cho vay (nhà đầu tư).

  • Nhà phát hành (bên vay): Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • Trái chủ (người cho vay, nhà đầu tư): Người mua trái phiếu.
  • Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán nợ cho nhà đầu tư trái phiếu theo cam kết ghi trong hợp đồng vay nợ.

Đầu tư mua trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp được cho là an toàn, lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, đã gọi là đầu tư nhất định phải có rủi ro. Cụ thể, khi mua trái phiếu, nhà đầu tư có thể gặp phải một số rủi ro như sau:

rui ro dau tu

Rủi ro lạm phát

Khi nền kinh tế nảy sinh lạm phát với tốc độ cao hơn so với tốc độ lãi suất trái phiếu. Vậy thì người mua trái phiếu có nguy cơ nhận về lợi tức âm. Ví dụ: Lúc đầu tư, nhà phát hành cam kết lãi suất trái phiếu 2%. Sau đó, lạm phát đến 4%. Vậy trên thực tế lãi suất của nhà đầu tư = -2%.

Rủi ro tín dụng

Bất cứ đầu tư cái gì liên quan đến tài chính cũng đều có rủi ro tín dụng. Với trái phiếu, nhà đầu tư có thể yên tâm hơn với trái phiếu chính phủ. Bởi vì tủi ro tín dụng của loại trái phiếu này là nhỏ nhất. Chính phủ có thể thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ cho NĐT. Trong khi, doanh nghiệp không có quyền hạn này, vậy nên rủi ro tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng sẽ cao hơn.

Rủi ro xếp hạng

Trong trường hợp công ty ban hành trái phiếu làm ăn thua lỗ, nó sẽ bị xếp hạng tín dụng thấp. Thậm chí khả năng trả nợ hay trả lãi suất cho nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Trái chủ mua trái phiếu của doanh nghiệp đó cũng đối mặt với rủi ro. Hoặc không được trải lợi tức đầy đủ, hoặc khó bán lại trái phiếu.

Ngoài ra còn phải kể đến: Rủi ro lãi suất, Rủi ro tái đầu tư, Rủi ro thanh khoản,… khi tham gia mua trái phiếu.

Qua bài viết trên đây, Eccthai hi vọng đã giúp bạn trả lời thắc mắc về trái phiếu là gì và đầu tư trái phiếu như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.