Krishnamurti là ai?

Krishnamurti: “Tôi khẳng định rằng chân lý là một vùng đất không có con đường, và bạn không thể tiếp cận nó bằng bất kỳ con đường nào, bất kỳ tôn giáo nào, bởi bất kỳ giáo phái nào. Đó là quan điểm của tôi, và tôi tuân thủ điều đó một cách tuyệt đối và vô điều kiện.” Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về cuộc đời và giáo lý của ông qua bài viết sau.

j krishnamurti

Tiểu sử cuộc đời của Krishnamurti

Tuổi thơ cậu bé kỳ lạ

Krishnamurti (11/5/1895) tên đầy đủ là Jiddu Krishnamurti sinh ra trong gia đình có 11 người con trong đó 5 người chết sớm không vượt qua tuổi ấu thơ. Mẹ mất khi ông 10 tuổi, cha làm việc cho văn phòng của thuộc địa Anh tại Ấn Độ.

Tuổi thơ Krishnamurti là cậu bé ốm yếu, nhạy cảm thường hay mơ hồ và mơ mộng do sớm có những trải nghiệm tâm linh như nhìn thấy em gái và người mẹ đã qua đời của mình. Cậu bị coi là thiểu năng trí tuệ và thường xuyên bị đánh đập ở trường và ở nhà, giai đoạn này đã phát triển ở cậu một mối quan hệ gắn bó mật thiết với thiên nhiên và giữ mãi như vậy cho tới cuối đời.

jiddu krishnamurti

Cha của Krishnamurti là một nhà Thông Thiên học, sau khi nghỉ hưu năm 1907 ông được nhận làm thư ký của Hiệp hội Thông Thiên học ở Adyar. Tại đây năm 1909, Krishnamurti gặp Charles Webster Leadbeater, người tuyên bố có khả năng thấu thị. Leadbeater nhìn thấy ở Krishnamurti “một ánh hào quang tuyệt vời, không có một chút ích kỷ nào trong đó”. Người này tin chắc rằng cậu bé ấy sẽ trở thành một người thầy tâm linh vĩ đại, từ đó Krishnamurti được nuôi dưỡng và giáo dục để trở thành Vị Thầy Thế Giới như được mong đợi.

Sống trong sự giám hộ của hội Thông Thiên học

Sau những tranh chấp pháp lý kéo dài, Annie Besant (người nuôi dưỡng ông) đã giành được quyền giám hộ Krishnamurti và Nitya (em trai ông). Từ đây hai anh em bắt đầu cuộc sống cách ly gia đình, được đào tạo theo một khuôn mẫu để thực hiện nhiệm vụ. Họ theo một chương trình đầy đủ về thể dục và thể thao, dạy kèm nhiều môn học ở trường, các bài học về Thần học và tôn giáo, yoga và thiền định, cũng như hướng dẫn cách vệ sinh đúng cách và theo cách của xã hội và văn hóa Anh.

Năm 1911, Hội Thông Thiên Học đã thành lập Hội Các Ngôi Sao ở Phương Đông (OSE) để chuẩn bị cho thế giới về sự xuất hiện mong đợi của Vị Thầy Thế Giới.

Krishnamurti và Nitya được đưa đến Anh vào tháng 4 năm 1911. Trong chuyến đi này, Krishnamurti đã có bài phát biểu công khai đầu tiên trước các thành viên của OSE ở London. Nội dung các bài nói và viết của ông xoay quanh công việc của Dòng và của các thành viên trong Hội để chuẩn bị cho Hội Dòng liên quan đến nhiệm vụ của ông với tư cách là Người đứng đầu OSE.

krishnamurti la ai

J. Krishnamurti và Trải nghiệm tâm linh thay đổi cuộc sống

Năm 1922, Krishnamurti và Nitya chuyển tới thung lũng Ojai, California sinh sống vì lúc này Nitya đã mắc bệnh lao, đây được coi là nơi có khí hậu tốt để chữa bệnh và cũng là nơi Krishnamurti ở cho tới cuối đời. Khoảng thời gian này ông và Nitya không có sự giám sát liên tục của Hội Dòng và họ khá thoải mái thung lũng.

Khoảng tháng 8 và tháng 9 năm ấy, Krishnamurti bắt đầu trải qua một trải nghiệm ‘thay đổi cuộc đời’ mãnh liệt. Điều này như một sự thức tỉnh tinh thần, một sự chuyển đổi tâm lý và một sự phục hồi thể chất.

Theo các nhân chứng, sự việc bắt đầu vào ngày 17 tháng 8 năm 1922 khi Krishnamurti phàn nàn về một cơn đau buốt ở gáy. Trong hai ngày tiếp theo, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, với cảm giác đau và nhạy cảm ngày càng tăng, chán ăn và thỉnh thoảng nói luyên thuyên. Ông dường như rơi vào trạng thái bất tỉnh nhưng sau đó kể lại rằng đã có nhận thức rất nhiều về môi trường xung quanh mình, và rằng trong khi ở trạng thái đó, ông đã có một trải nghiệm về “sự kết hợp thần bí”. Những ngày sau, các triệu chứng và trải nghiệm này tăng lên, lên đến đỉnh điểm với cảm giác “bình yên vô cùng”.

Những kinh nghiệm này được mô tả như: “phước lành”, “sự bao la”, “sự thiêng liêng”, “sự rộng lớn” và thường xuyên nhất là “sự khác biệt” trong sổ tay của Krishnamurti. Rằng trải nghiệm về sự khác biệt này “ở bên ông gần như liên tục” trong suốt cuộc đời và mang lại “cảm giác được bảo vệ.”

“…thức dậy sớm với cảm giác mạnh mẽ về sự khác, về một thế giới khác vượt ra ngoài mọi suy nghĩ … có một sự nhạy cảm được nâng cao. Sự nhạy cảm, không chỉ với cái đẹp mà còn với tất cả những thứ khác. Ngọn cỏ xanh đến lạ thường; rằng một ngọn cỏ chứa toàn bộ quang phổ màu sắc; nó rất mãnh liệt, chói lọi và là một thứ nhỏ bé như vậy, rất dễ bị phá hủy…”

Một Krishnamurti độc lập bắt đầu bén rễ

Cho đến thời điểm này, sự tiến bộ tâm linh của ông mặc dù có thể đã được kiểm chứng, đã được lên kế hoạch với sự cân nhắc nghiêm túc bởi những người của Thông Thiên Học. Tuy nhiên… những điều mới xảy ra mà sự huấn luyện hoàn toàn không được chuẩn bị cho ông. Nó đến với ông một mình và không được những người cố vấn gieo trồng. Một gánh nặng được trút bỏ khỏi lương tâm và Krishnamurti đã thực hiện bước đầu tiên để trở thành một cá nhân, tinh thần tự tin và độc lập mới bắt đầu có thể bén rễ.

Tuy nhiên, những thay đổi này đã khiến Thông Thiên Hội có những kỳ vọng về một diễn biến quan trọng, họ bắt đầu khen ngợi và thông tin rộng khắp cho một sự chuẩn bị. Các nhà Thông Thiên Học nổi tiếng và các phe phái của họ trong Hội đang cố gắng tạo lập vị thế có lợi cho mình so với Sự Xuất Hiện, được nhiều người đồn đại là đang đến gần. Điều này khiến Krishnamurti bắt đầu xa lánh Hội.

Năm 1925, Nitya qua đời. Nitya là “mối liên hệ cuối cùng còn sót lại với gia đình và tuổi thơ của ông”, là người bạn duy nhất Krishna có thể cởi mở nói chuyện. Niềm tin của ông đối với Annie Besant và các bậc thầy trong Hội lung lay khi họ cam kết đảm bảo về sức khỏe của Nitya.

Quãng đời còn lại của Krishnamurti

Krishnamurti

Vài năm sau đó, tầm nhìn, ý thức cũng như các khái niệm mới và ngôn ngữ của Krishnamurti phát triển dần không còn các thuật ngữ Thông Thiên Học. Năm 1929, ông giải tán Hội Các Ngôi Sao Phương Đông, trả lại toàn bộ tài sản mà ông được dâng tặng trước đó cho Hội Dòng và bắt đầu hoạt động như một cá nhân độc lập.

Trong thời gian từ 1930 tới 1940, Krishnamurti bắt đầu diễn thuyết khắp nơi trên thế giới và xuất bản các bài giảng dưới tên “Star Publishing Trust” (SPT) cùng hai vợ chồng Rajagopal và Rosalind Williams là bạn ông. Khoảng năm 1931, hai người không hạnh phúc và chia tay. Được biết sau đó Krishnamurti và Rosalind có mối quan hệ tình cảm không công khai kéo dài 25 năm.

Từ 1940 – 1944: Lập trường của Krishnamurti về Chiến tranh thế giới thứ hai thường được hiểu là chủ nghĩa hòa bình và vì thế ông bị FBI theo dõi và ông dừng các hoạt động diễn thuyết trong thời gian này.

Sau chiến tranh, “Krishnamurti Writings Inc” (KWINC) là cái tên được dùng sau cùng đại diện cho tất cả các sản phẩm của ông. Krishnamurti đi khắp thế giới cho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi nói chuyện, những cuộc thảo luận và viết sách.

Krishnamurti qua đời ngày 17/2/1986 tại nhà riêng ở Ojai với căn bệnh ung thư tuyến tụy.

Triết lý sống của Krishnamurti qua các bài giảng

J.Krishnamurti, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, ông thực sự là một nhân vật kiệt xuất của nhân loại trong thời gian này. Triết lý của ông được nhiều người tôn vinh, là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại cho tới hiện tại.

Ông tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo có tổ chức. Ông can đảm đối diện những vấn đề của xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học những hoạt động của trí não con người. Sự quan tâm duy nhất của ông là “làm cho con người được tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện”, ông tìm kiếm sự giải thoát con người khỏi tình trạng bị điều kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ chi phối.

Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay là quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những trường phái này chính là những yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh.

 “Tôi chỉ quan tâm đến bản thân mình với một điều thiết yếu: giải phóng con người. Tôi mong muốn giải thoát anh ta khỏi mọi lồng giam, khỏi mọi nỗi sợ hãi, và không tìm thấy tôn giáo, giáo phái mới, cũng như không thiết lập những lý thuyết mới và triết lý mới.”

tu do vuot tren su hieu biet

Từ góc nhìn của người viết, không có sự khác biệt trong giáo lý của Krishnamurti với giáo lý Đức Phật mà nếu bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu ở tài liệu Phật giáo nguyên thủy với nội dung Thiền Minh Sát và những bài học xuất thế gian. Có thể chúng ta sẽ bàn thêm về điều này ở một bài viết khác của Eccthai.

Sách của J. Krishnamurti

Lời kết

Theo ý kiến cá nhân người viết, sách của Krishnamurti không phải dễ tiếp thu và hiểu đúng về những điều ngài muốn truyền tải. Đó cũng chính là lý do trước khi qua đời ông không cho phép bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào thể hiện mình là người phát ngôn thay mặt ông, hoặc với tư cách là người kế nhiệm. Đây là di sản chung của toàn thế giới, toàn nhân loại. Hãy đọc đi đọc lại thật nhiều lần, và điều quan trọng: hãy làm theo những lời dạy và giải phóng bản ngã, khi đó bạn là tự do tuyệt đối. Nếu không vì mục đích này, xin hãy đừng đọc sách của ông chỉ để ghi nhận kiến thức hay bất kể lý do nào khác, điều đó vô cùng nguy hiểm.