Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 dẫn đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, sự phá sản hàng loạt tập đoàn lớn tưởng chừng không thể sụp đổ, đồng đô la mất giá và nước Mỹ từ đất nước cho vay lớn nhất nay trở thành con nợ lớn nhất thế giới. Thế nhưng ngay trong khủng hoảng, vẫn có những cơ hội nào đó cho những ai bình tĩnh nắm bắt tình hình và đưa ra quyết định sáng suốt. Bạn muốn học cách kiếm tiền từ trong khủng hoảng, hãy đọc ngay cuốn Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính được viết bởi Peter D. Schiff – Một nhà dự báo dày dạn kinh nghiệm của phố Wall.

Tóm tắt Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

mieng banh ngon bi bo quen kiem loi tu khung hoang tai chinh

Cuốn sách được xuất bản vào năm 2007, một năm trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng nề nhất thế giới. Với những dự đoán về cuộc khủng hoảng có thể thấy được từ năm 2006 và chỉ ra nguyên nhân cũng như giải pháp dành cho nhà đầu tư Mỹ có thể sống sót qua cơn khủng hoảng cũng như kiếm được chút lời. Vì vậy, “Miếng bánh ngon bị bỏ quên” là cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ ngay khi ra mắt.

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008

Peter D. Schiff đã đưa ra những phân tích để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng thông qua việc đặt hàng loạt câu hỏi như:

  • Tại sao bong bóng thị trường chứng khoán vỡ lại làm sinh ra bong bóng thị trường bất động sản?
  • Tại sao những người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sau bài học đau đớn trong việc vạch ra chính sách ứng phó trước khủng hoảng thời kỳ Đại suy thoái (thập niên 1930), nay lại vẫn vấp phải sai lầm tương tự?…

Rõ ràng những gì tác giả nhìn thấy từ năm 2006 là một nước Mỹ đang đối đầu với một cơn bão kinh tế xuất phát từ nguyên nhân là những khoản nợ của chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng lớn, tỷ lệ tiết kiệm quá thấp, thiếu hụt sản xuất nội địa, đồng đô la mất giá.

So sánh với vụ khủng bố 11/9/2001

Cơn khủng hoảng năm 2008 xảy ra đúng 7 năm 4 ngày sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Hai cuộc đại khủng hoảng chấn động kinh hoàng xảy ra ở hai lĩnh vực khác nhau: An ninh và kinh tế nhưng qua những phân tích của tác giả có vẻ như có gì đó na ná nhau.

  1. Là hậu quả của một chuỗi những sai lầm trong chính sách và khi xảy ra đều tạo “hiệu ứng domino”, gây xáo trộn lớn trên phạm vi toàn cầu.
  2. Các sự kiện này đều được cảnh báo từ trước nhưng không được chính phủ Mỹ lưu tâm hoặc tỏ ra hờ hững (rất có thể là do các quan chức trong ngành tài chính của Mỹ đã quá tự tin về hiệu quả của những biện pháp “duy ý chí” của mình), dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Giải pháp nào cho nhà đầu tư trong cơn khủng hoảng?

Bên cạnh việc dự đoán về cuộc khủng hoảng, phân tích những dấu hiệu đã xảy ra trong nền kinh tế từ năm 2006 cho đến sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Với kinh nghiệm đầu tư dày dạn tại phố Wall, tác giả Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính còn thảo luận về những phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ bản thân cũng như kiếm lời trước mắt với một bản kế hoạch gồm 3 bước:

Bước 1: Xem xét lại danh mục đầu tư

Bước 2: Dự trữ vàng

Bước 3: Duy trì thanh khoản

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính PDF

>>> Click để tải sách tại đây

mieng banh ngon bi bo quen kiem loi tu khung hoang tai chinh pdf

Ngày 15 tháng 9 năm 2008, cuộc đại khủng hoảng bùng nổ với hàng loạt sự kiện gây chấn động như Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.

Tất cả kéo theo những diễn biến vô cùng nghiêm trọng từ sàn chứng khoán đến bất động sản, sản xuất nội địa bị thay thế bằng những dịch vụ không xuất khẩu được cho đến sự sụt giảm giá trị đồng USD,… rất rất nhiều nguy cơ khiến nhiều nhà đầu tư Mỹ phá sản vào năm 2008 và 4 năm sau đó.

Như vậy, cuốn sách ra đời trước cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu mà bắt đầu từ chính nước Mỹ. Trong sách, tác giả Peter D. Schiff – Một nhà dự báo dày dạn kinh nghiệm của phố Wall – bằng những quan sát kỹ càng của mình đa đưa ra những dự đoán về hậu quả nghiêm trọng mà cuộc khủng hoảng có thể gây ra cho các nhà đầu tư Mỹ. Đồng thời cũng chỉ ra một số giải pháp kịp thời trước mắt để các nhà đầu tư bảo vệ tài sản và tìm cách sinh lời ngay trong khủng hoảng.

Bạn muốn học hỏi những kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng tài chính – rất dễ xảy ra trong tình trạng lạm phát không ngừng tăng cao như hiện nay – Hãy TẢI & ĐỌC NGAY Ebook Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính PDF TẠI ĐÂY nhé!

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính (tên tiếng Anh: Crash Proof: How to Profit from the Coming Economic Collapse)

Tác giả: Peter D. Schiff & John Downes

Thể loại: Kinh doanh

Nhà xuất bản: NXB Lao động Xã hội

Năm đầu tiên xuất bản: 2007

Về tác giả

Peter D. Schiff nhà môi giới chứng khoán, nhà bình luận tài chính và đài phát thanh, tác giả, diễn giả tài chính nổi tiếng tại Mỹ. Ông cũng thành lập và điều hành một công ty môi giới tài chính rất thành công, còn có một ngân hàng riêng.

Peter D. Schiff

Ông có rất nhiều kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán cũng như cố vấn tài chính cho các cá nhân, tổ chức hàng đầu. Vì vậy, quan điểm kinh tế rất nhạy bén, có thể “đánh hơi” được những điều tồi tệ sắp diễn ra và luôn đi trước một bước để luôn là kẻ thắng dù cuộc khủng hoảng có nghiêm trọng cỡ nào.

Cuốn sách Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính là một công cụ thể hiện rõ nét nhất quan điểm kinh tế sắc bén của Peter D. Schiff.

Trích đoạn trong sách:

“Khi nền kinh tế Mỹ phải hứng chịu một đợt suy thoái nhẹ… Cục Dự trữ Liên bang (Fed – the Federal Reserve) đã tăng cường in thêm tiền nhằm đối phó với nguy cơ thiếu hụt dữ trữ. Fed đã thành công… nhưng cùng lúc đó, Fed gần như đã hủy hoại nền kinh tế toàn cầu. Khối lượng tiền khổng lồ mà Fed bơm vào nền kinh tế đổ sang cả thị trường chứng khoán, làm bùng nổ làn sóng đầu cơ lớn chưa từng thấy. Sau đó, các quan chức Fed đã nỗ lực thu hồi lại những khoản dự trữ dư thừa, và cuối cùng cũng ngăn chặn được làn sóng đầu cơ. Nhưng đã quá muộn… Trạng thái mất cân bằng đầu cơ quá lớn, tới mức nỗ lực của Fed chỉ đẩy nhanh tình trạng cắt giảm mạnh chi tiêu, làm suy giảm lòng tin kinh tế. Hậu quả là nền kinh tế Mỹ sụp đổ”. – Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính