Sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản – Greg McKeown

Trong những năm gần đây, Chủ nghĩa tối giản không còn là điều gì lạ lẫm hay nổi tiếng riêng với người Nhật cùng những tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này. Lối sống khoa học này dễ dàng được đón nhận khắp nơi trên thế giới vì chính tác dụng của nó đối với mỗi người. Cuốn sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản của tác giả Greg McKeown được Eccthai quyết định giới thiệu tới độc giả vì tính căn bản chi tiết và sâu sắc của nó.

Những nghịch lý của sự thành công, sức mạnh nói chữ không lịch thiệp, nghệ thuật trở nên vô hình, chủ động lựa chọn điều gì là quan trọng trong cuộc đời mình và tập trung vào đó, kiểm soát và tận hưởng cuộc sống. Bạn sẽ có câu trả lời cho những điều trên trong cuốn sách này!

nghe thuat theo duoi su toi gian

Đặt mua Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản Trên FAHASA

(So sánh giá rẻ nhất – giảm 20%)

Sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Tóm tắt

Cuốn sách gốm bốn phần. Phần một chỉ ra những quan niệm chính của một người theo chủ nghĩa tối giản. Ba phần sau đưa ra những quan niệm này thành một quy trình có hệ thống để theo đuổi ít thứ hơn một cách có kỷ luật, một quy trình mà bạn có thể áp dụng trong mọi tình huống, công việc.

“Nghệ thuật giải quyết vấn đề của người theo chủ nghĩa tối giản”:

  • Chương 1: Người theo chủ nghĩa tối giản

Người tối giản dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các cơ hội mà mình có, một số cơ hội mà nếu đặt nỗ lực vào đó sẽ đạt được thành quả tốt hơn rất nhiều so với việc nỗ lực trong tất cả mọi thứ. Tóm lại, người theo chủ nghĩa tối giản tìm hiểu nhiều hơn để có thể làm ít đi và có mức độ đóng góp cao hơn.

Phần 1: Điều cốt yếu

Người theo chủ nghĩa tối giản coi việc đánh đổi là một điều tất yếu và tích cực trong cuộc sống. Họ thực hiện việc đánh đổi một cách chủ động thông qua việc chọn lựa điều quan trọng và chấp nhận bỏ đi những điều khác. Người theo chủ nghĩa tối giản thực hiện việc đánh đổi một cách nghiêm túc và có chiến lược.

  • Chương 2: Lựa chọn – sức mạnh vô song của sự lựa chọn
  • Chương 3: Nhận thức – Không cần thiết phải làm mọi việc
  • Chương 4: Tôi muốn làm việc nào?

Phần 2: Khám phá

Việc chủ động tạo ra khoảng trống trong cuộc sống bận rộn giúp con người chuyển từ trạng thái liên tục tiếp nhận và xử lý vấn đề một cách thụ động sang trạng thái chủ động tư duy, suy nghĩ chiến lược và quyết định nên làm gì.

  • Chương 5: Những lợi ích của việc không làm việc
  • Chương 6: Nhìn – trông thấy điều thực sự cần thiết
  • Chương 7: Giải trí – Nắm bắt sự thông thái của đứa trẻ bên trong bạn
  • Chương 8: Giấc ngủ – Bảo vệ vốn quý giá
  • Chương 9: Sự lựa chọn – Sức mạnh của những tiêu chuẩn khắt khe

Phần 3: Loại bỏ

Sau khi đã xác định được điều gì là không cần thiết, làm thế nào để chúng ta loại bỏ chúng? Quan trọng hơn, bạn sẽ phải học cách làm được điều đó theo cách giúp bạn có được sự tôn trọng từ những người xung quanh.

  • Chương 10: Làm rõ – Một quyết định dẫn đến hàng ngàn điều khác
  • Chương 11: Dám đương đầu – Sức mạnh của từ “Không” lịch thiệp
  • Chương 12: Không Ràng Buộc – Thắng lợi từ việc cắt lỗ
  • Chương 13: Biên tập – Nghệ thuật vô hình
  • Chương 14: Giới hạn – Tự do tạo dựng những giới hạn

Phần 4: Thực hiện

Trong phần này, tác giả sẽ chỉ cho bạn cách theo đuổi điều mà bạn đã chọn lựa, chuẩn bị kế hoạch, vượt qua những trở ngại và biến tối giản trở thành lối sống của bạn.

  • Chương 15: Vùng đệm – Lợi thế không công bằng
  • Chương 16: Phép trừ – Gạt bỏ các trở ngại để tiến lên phía trước
  • Chương 17: Tiến bộ – Sức mạnh của những chiến thắng nhỏ
  • Chương 18: Dòng chảy – Tác động của thói quen
  • Chương 19: Tập trung – Đâu là điều quan trọng ở thực tại?
  • Chương 20: Tồn tại – Cuộc sống tối giản

Nếu nóng lòng muốn đọc sách ngay, bạn có thể tham khảo bản PDF cuốn này tại đây.

Review Sách

review sach cua Greg McKeown

Trong cuốn sách “Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản”, tác giả Greg McKeown đã trình bày một hệ thống từ tư duy đến hành động của người theo chủ nghĩa tối giản rất rõ ràng và mạch lạc giúp bạn đọc dễ hiểu và học hỏi theo.

Bên cạnh đó, có rất nhiều ví dụ cụ thể trong nhiều tình huống khác nhau được đưa ra trước khi tổng kết thành các đề mục trình bày theo các chương trên khiến nội dung mang tính thuyết phục cao.

Tính sáng tạo trong cuốn sách này có thể kể đến ở các hình vẽ minh họa nhìn đơn giản nhưng đầy tính nghệ thuật và thú vị, gây ấn tượng về hình ảnh giúp dễ dàng ghi nhớ hơn.

Bạn đọc theo đuổi lối sống, làm việc, tư duy theo “Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản” có thể coi cuốn sách này như bản đề cương căn bản đầy đủ và cụ thể gối đầu giường trước khi tìm hiểu về các cuốn sách cùng chủ đề khác để mở rộng góc nhìn phong phú và đa dạng hơn.

Thông tin sách và Tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản (Tên tiếng anh Essentialism: The Disciplined Pursuit of Less)

Tác giả: Greg McKeown

Dịch giả: Bảo Thư

Thể loại: Phát triển bản thân (self-help)

Nhà xuất bản: NXB Lao Động Xã Hội

Năm xuất bản: 2014

Về tác giả sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Greg McKeown sinh năm 1977 tại LonDon, ông tốt nghiệp bằng MBA ngành truyền thông và báo chí Đại học Stanford.

Greg McKeown

Trong sự nghiệp của mình, ông hoạt động như một diễn giả và tác giả về lối sống và làm việc theo chủ nghĩa tối giản. McKeown đã xuất bản hai cuốn sách “Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản” và “Multipliers: How the Best Leaders Make Everyone Smarter” nằm trong top sách best-seller của The New York Times. Ông đang chuẩn bị xuất bản cuốn thứ ba năm 2021: Effortless: Make It Easy to Do What Matters.

Bên cạnh đó, tác giả cũng thành lập công ty mang tên mình về kỹ năng lãnh đạo và thiết kế chiến lược xoay quanh chủ nghĩa tối giản. Ngoài ra, Greg McKeown thường xuyên được phỏng vấn trên các chương trình truyền hình như NPR’s All Things Considered và NBC…

Một số trích dẫn hay từ Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản

“Chỉ khi bạn ngừng cố gắng làm tất cả mọi việc hoặc nói “có” với tất cả mọi người, bạn mới có thể có được những đóng góp tốt nhất cho những điều thật sự có ý nghĩa.”

“Chúng ta ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng có thể vì chính lý do đó mà chúng ta đành mất khả năng nhận thức được điều gì là thực sự quan trọng”.

“Cũng giống như tình trạng tủ quần áo chất đống với những thứ chúng ta không bao giờ mặc, cuộc sống chứa đầy những trách nhiệm và những hoạt động mà chúng ta hứa sẽ thực hiện. Hầu hết những nỗ lực này đều không có một thời hạn nhất định. Trừ khi chúng ta có một hệ thống để thanh lọc những thứ đó.”

“Một nửa những rắc rối trong cuộc sống này có thể nảy sinh từ việc đồng ý quá nhanh hoặc từ chối không đủ sớm” – Josh Billings