Không ai tin bản thân mình đang bị khống chế bởi tâm hồn kẻ khác. Nhưng dù bạn đi mua sắm, làm công việc thường ngày của mình, hay tham gia vào việc quản lý một tổ chức, doanh nghiệp, bạn đều phải đối mặt với hai lựa chọn – kiểm soát tâm lý người khác hoặc bị người khác kiểm soát tâm lý. Đó là thứ mà Cao Đức gọi là sự “tẩy não”. Trong cuốn sách cùng tên tác giả này đã chỉ rõ cách làm thế nào để kiểm soát và thao túng tâm lý đối phương. Còn ở đây, Eccthai mời bạn tìm hiểu thêm vài nét về tác giả này bạn nhé!
Vài nét về tác giả Cao Đức
Cao Đức là một Hoa kiều Mỹ, ông từng là nhân viên tại Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), sau khi bãi nhiệm ông thành lập một khóa học bí mật chuyên đào tạo các ông chủ tư nhân hoặc CEO của khu vực Bắc Mỹ kể cả Microsoft, Mobil, Mckensson, CNN… và đặt trụ sở ở Washington.
Sau đó vì sự ép buộc của FBI, khóa học của ông bị xóa sổ. Cao Đức tiếp tục chuyển sang hoạt động công khai với dịch vụ tư vấn và đào tạo quản lý cấp cao cho các công ty trong Top 500 Fortune và thành lập Công ty Điều tra Grand.
Sách hay của tác giả
Bạn có thể tìm hiểu nhiều thêm về văn phong cũng như sự lý trí của một nhân vật từng có mặt trong FBI Hoa Kỳ qua những cuốn sách nổi tiếng của ông như:
- Thuật Tẩy Não PDF– Nghệ thuật thao túng và kiểm soát tâm lý đối phương – “Bách khoa toàn thư” về kiểm soát tâm lý, giúp người đọc hiểu một cách toàn diện về bản chất của việc tẩy não, từ đó vận dụng nó vào các phương diện trong cuộc sống hằng ngày như giao tiếp xã hội, đàm phán, quản lý doanh nghiệp…
- Tỉnh táo trước quảng cáo – Không có bữa ăn nào là miễn phí, miễn phí là thứ đắt đỏ nhất trên đời, vậy nên bạn hãy tỉnh táo trước bất cứ quảng cáo nào.
Một trích đoạn nội dung trong sách Thuật tẩy não:
“Hằng ngày, chúng ta đều suy nghĩ về câu hỏi “vì sao”, bao gồm cả những câu hỏi mang ý nghĩa tiêu cực, như “Vì sao hàng xóm luôn lấn chiếm vườn hoa nhà tôi nhưng tôi chỉ biết nín nhịn?”, “Vì sao sếp luôn đặt ra kỳ hạn để làm khó tôi, trong khi A – anh bạn đồng nghiệp lười biếng, khôn lỏi của tôi lại thoát khỏi tầm nhìn của ông ta?”; hoặc tích cực hơn như “Vì sao có công ty quy củ trật tự, tốc độ phát triển nhanh đến mức đáng kinh ngạc, còn có công ty lại rối ren lộn xộn hệt như xưởng sản xuất thủ công của gia đình, khiến người ta không nhìn thấy một tia hy vọng nào?”…
“Vì sao giữa nước này với nước kia, giữa người này với người khác lại luôn có sự khác biệt? Họ có điều kiện nền tảng như nhau, nhưng kết quả thu được lại trái ngược nhau? Vậy bí mật nằm ở đâu?
Rất ít người suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi trên và tìm ra đáp án chính xác.
Về bản chất, bất cứ một công ty hay cả dây chuyền sản xuất nào, cũng đều giống với hệ thống “bán hàng đa cấp”, chỉ cấp bậc phía trên mới thu được nhiều lợi nhuận, còn các cấp bậc bên dưới đều là công cụ cung cấp dịch vụ và bị bóc lột.
Đó chính là bản chất của mô hình quản lý hiện đại, cũng là sự thật trong xã hội loài người. Quy luật hiện đại chính là kẻ mạnh dẫn dắt người yếu, kẻ thông minh quản lý người “ngu xuẩn”.
Bất kể mục đích quản lý là gì cũng phải được xây dựng và duy trì theo một trật tự nhất định. Từ khi có thuê mướn, quản lý đã bắt đầu xuất hiện. Khi một cuộc làm ăn có cơ hội sinh lời, nhưng khả năng của một cá nhân lại không thể quán xuyến hết mọi việc, anh ta sẽ phải thuê người làm, để họ bổ sung một vài khả năng nào đó cho mình.
Người làm thuê buộc phải phục tùng một bộ óc, hành vi của anh ta phải thể hiện được ý muốn của ông chủ. Để tiện việc kiểm soát, khiến anh ta làm việc với năng suất cao, thực hiện được lợi ích của mình, các ông chủ phải đảm bảo họ không đồng sàng dị mộng với mình, vì vậy mới cần đến tẩy não”.