Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu – David McRaney

Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu là cuốn sách thú vị của tác giả David McRaney. Những điều ”Bạn vẫn tưởng là” nhưng “sự thực là” được diễn đạt một cách dí dỏm và có phần chọc ghẹo mỉa mai khá hấp dẫn. Con người luôn có một mong muốn mạnh mẽ là làm người đúng trong mọi trường hợp. Và có một khát khao cháy bỏng hơn nữa là tỏa sáng ở cả góc độ tâm lý lẫn hành vi. Bởi vậy chúng ta thường xuyên lợi dụng và đánh lừa chính trí não của mình để có thể thỏa mãn điều này.

Eccthai giới thiệu cuốn sách này với mong muốn chúng ta cùng chậm lại nhìn nhận và rà soát lại bản thân mình. Từ đó gỡ bỏ những lăng kính “tưởng” bấy lâu nay để sắp xếp cuộc sống và công việc một cách thực tế, nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn.

ban khong thong minh lam dau

Bạn đọc có thể tham khảo bản PDF sách: Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu PDF tại đây!

Đặt mua Bạn không thông minh lắm đâu Trên FAHASA

(So sánh giá rẻ nhất – giảm 20%)

Review nội dung Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu

Nội dung chính của Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu trình bày không theo dạng chương hồi. Lối viết bắt đầu bằng những đề mục làm chủ đề từ đó diễn giải nội dung cụ thể xoay quanh ý thức tư duy và hành vi của con người. Có thể tổng kết với 3 nội dung tiêu biểu có thể nhắc đến đó là:

  • Thiên kiến nhận thức: các nghiên cứu đều chỉ ra được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tiềm thức lên suy nghĩ và hành vi của bạn. Cũng như chứng minh được rằng thực chất, bạn rất dễ bị thao túng bởi mồi tiềm thức.
  • Sự tự nghiệm: là những con đường tắt trong tâm trí mà bạn sử dụng để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Chúng giúp tăng tốc độ xử lý của não bộ, nhưng đôi lúc khiến bạn nghĩ quá nhanh và bỏ qua những chi tiết quan trọng.
  • Những ngụy biện vi tế: lý lẽ bạn tự đưa ra trong tâm trí để dẫn tới một kết luận khi không biết hết tất cả những thông tin liên quan tới vấn đề. Bạn đã bị đánh lừa bởi những dấu hiệu, bạn bỏ qua tính ngẫu nhiên, và quên mất rằng ý nghĩa là khái niệm do con người tạo ra.

Hiệu ứng Dunning-Kruger

Xuyên suốt cuốn sách là “38 sự thật phũ phàng” về tâm lý học cực kỳ thú vị mà người đọc ít nhiều có thể nhận thấy bạn không thông minh lắm đâu. Tác giả David McRaney sử dụng Hiệu ứng Dunning-Kruger theo dạng “Bạn vẫn tưởng là” và “Sự thật là” để nói về những điều như:

  • Chứng bịa chuyện, ngụy biện tấn công cá nhân
  • Thiên kiến xác nhận, thiên kiến tự đề cao
  • Hiệu ứng bàng quan, hiệu ứng thông tin sai lệch, hiệu ứng mỏ neo
  • Tư duy tập thể
  • Sự tự nghiệm cảm xúc, sự trông đợi, áo giác về sự kiểm soát…

hieu ung dunning kruger

Sách Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu cho thấy cách mà bộ não hoạt động một cách tinh vi. Nó dẫn đến những hành động và quyết định bạn vẫn làm hàng ngày nhưng không hề hiểu tại sao. Những lầm tưởng của bạn về cách bạn xử lý thông tin nhưng thực ra không phải như vậy.

Thông tin sách và Tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu (tên tiếng anh “You Are Not So Smart”)

Tác giả: David McRaney

Dịch giả: Voldy

Thể loại: Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Thế Giới

Năm xuất bản: 2011

Về tác giả

Bạn không thông minh lắm đâu được viết bởi David McRaney là một nhà báo, yêu thích tâm lý học, công nghệ và internet. Trước khi thành công với cuốn sách, ông đã làm rất nhiều công việc khác nhau như: biên tập viên, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ lồng tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, diễn giả công cộng và là người sống sót sau cơn lốc xoáy Katrina.

david mcraney

David McRaney từng viết quảng cáo cho Heineken, Duck Tape, Reebok và một số hãng khác. Hiện ông đang sống cùng vợ ở Hattiesburg, tiểu bang Mississippi, Hoa Kỳ.

David McRaney đã tạo blog You Are Not So Smart. Blog sau đó thu hút sự quan tâm của độc giả và đã được xuất bản như một cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới hiện đã được dịch sang 14 ngôn ngữ. Bạn không thông minh lắm đâu cũng trở thành một podcast được tổ chức tại Boing Boing, nơi ông hiện đang viết về tâm lý học.

Cuốn sách thứ hai, You Are Less Dumb (Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy), được phát hành vào năm 2013.

Đánh giá và Lời kết

Qua mỗi chủ đề được viết rất logic của “Bạn không thông minh lắm đâu”, bạn sẽ có được những cách nhìn nhận mới về bản thân. Thấy được nguồn gốc của mọi quyết định, suy nghĩ, cảm xúc hóa ra lại đến từ nơi chẳng ai ngờ tới.

Từ đó, việc không thông minh cũng chẳng có gì đáng sợ lắm. Nếu muốn trở nên giỏi giang, bạn cần phải luyện tập và tham khảo thành tựu của những người đi trước, những người đã làm việc đó cả cuộc đời. Hãy so sánh và đối chiếu, giữ mình khiêm tốn, rồi tự nhận ra khuyết điểm của mình để khắc phục.