Được triển khai dưới dạng thức cuộc đối thoại của Chàng thanh niên và vị Triết gia, “Dám bị ghét” hé lộ những tư tưởng đặc biệt của nhà tâm lý học Alfred Adler – một trong ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại – được gọi là tâm lý học của lòng can đảm. Bạn có dám sống cuộc đời do chính mình lựa chọn, dù là được thương hay bị ghét cũng dũng cảm đương đầu? Cùng đọc cuốn sách thú vị như một tác phẩm văn học đương đại chứ không phải là một ấn phẩm self-help thông thường để thấu hiểu diễn biến tâm lý bên trong chính bạn và lựa chọn một cách sống trọn vẹn không nuối tiếc bạn nhé!
(So sánh giá rẻ nhất – giảm 20%)
Nội dung chính của sách Dám bị ghét
Qua năm đêm trao đổi của nhà hiền triết và chàng trai, độc giả sẽ lần lượt tiếp cận những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler – “một trong ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại” gồm Freud, Jung và Adler. Để từ đó thực sự có ý tưởng rõ rệt về “cuộc đời ta là do ta lựa chọn” trong trường phái tâm lý học Adlerian được gọi là “tâm lý học của lòng can đảm”.
Trong khuôn khổ bài viết này, Eccthai gửi đến quý bạn đọc một số điểm ấn tượng nhất của sách Dám Bị Ghét:
Cậu bất hạnh là bởi tự mình chọn lấy bất hạnh
Trong cuộc sống hiện đại có không ít người than van “tôi thật bất hạnh”, nhưng có lẽ sau khi đọc xong nội dung này bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn, bao dung hơn và đơn giản hơn về cuộc đời, rằng dù bất hạnh hay hạnh phúc cũng đều do chính bạn, bởi bạn chứ không ai có thể làm điều đó cho bạn.
Cuộc đời cậu được quyết định “ngay tại đây, vào lúc này”
Trong khi nhà tâm lý học vĩ đại Freud cho rằng: Quá khứ và hoàn cảnh là động lực làm nên con người ta của hiện tại. Nhà tâm lý học Adler lại có quan điểm khác. Ông cho rằng, cuộc đời mỗi người được quyết định từ chính giây phút hiện tại chứ không phải những thứ xảy ra ở quá khứ. Theo đó, dù trước đây có từng tăm tối thế nào đều không ảnh hưởng đến tương lai của một con người.
Mọi phiền muộn đều bắt đầu từ quan hệ giữa người với người
Cũng như chàng trai trong Dám Bị Ghét, mọi người thường nghĩ rằng ở một mình rất cô đơn thậm chí là cô độc. Còn vị triết gia lại bảo “Để xóa tan phiền muộn thì chỉ có cách sống một mình trong vũ trụ”. Bởi vì, mọi nỗi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người.
Tự do thực sự là gì?
Tham khảo: Dám Bị Ghét PDF!
Trong chúng ta ai không khát khao tự do và yên bình nhưng mấy ai hiểu tự do thực sự là gì? Trong các mối quan hệ ta thường chạy theo làm hài lòng người này, được lòng người kia. Xoay vần như vậy thực sự quá mệ mỏi. Để có thể thực sự tự do tự tại có lẽ bạn phải dám chấp nhận để ai đó ghét mình khi không đáp ứng nhu cầu của họ.
Sống hết mình “ngay tại đây, vào lúc này”
Kết lại cuốn sách, tác giả gửi gắm đến bạn đọc cách để sống hết mình không nuối tiếc bất cứ thứ gì trên đời. Đó là hãy thôi ý thức quá mức về bản thân để thôi kìm hãm chính mình; hãy biết chấp nhận bản thân; dám bình thường; cuộc đời là những khoảnh khắc tiếp nối; sống như khiêu vũ; hãy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời vô nghĩa. Làm được hết thảy những điều tưởng chừng đơn giản này quả thực bạn đã sống thực sự là chính mình, tự do tự tại, hạnh phúc hết quãng đời còn lại.
Trích dẫn hay trong sách Dám Bị Ghét
“Bạn bất hạnh không phải do quá khứ và hoàn cảnh, càng không phải do thiếu năng lực. Bạn chỉ thiếu “can đảm” mà thôi. Nói một cách khác, bạn không đủ “can đảm” để dám hạnh phúc.” […] Bởi can đảm để dám hạnh phúc bao gồm cả “can đảm để dám bị ghét” nữa. […] Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, có được hạnh phúc”.
“Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, cậu đã chọn “bất hạnh”. Đó không phải là cậu sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh hay rơi vào tình cảnh bất hạnh, mà vì cậu đã cho rằng đối với bản thân mình “bất hạnh” là một dạng “thiện”.”
“Cô độc không phải vì chỉ có một mình. Cậu cảm thấy mình bị tách biệt, xa lánh khỏi những người xung quanh, khỏi xã hội, cộng đồng, đó mới gọi là cô độc. Chúng ta cần người khác để cảm thấy cô độc. Nghĩa là con người chỉ trở thành “cá nhân” khi đặt vào các mối quan hệ xã hội mà thôi”.
“Không sợ bị ghét mà cứ tiến lên phía trước. Không sống như hòn đá lăn xuống dốc mà cố gắng leo lên con dốc trước mặt. Đó chính là tự do đối với con người. Nếu trước mặt tôi có hai lựa chọn “cuộc đời được tất cả mọi người yêu mến” và “cuộc đời có những người ghét mình”, tôi sẽ không hề băn khoăn mà chọn cuộc đời sau. Tôi quan tâm tới việc mình như thế nào hơn là mình được mọi người đánh giá ra sao. Cũng có nghĩa là tôi muốn sống tự do”.
Mục lục sách Dám Bị Ghét
- Giới thiệu
- Đêm thứ nhất: Hãy phủ nhận sang chấn tâm lý
- Đêm thứ hai: Mọi phiền muộn đều bắt đầu từ quan hệ giữa người với người
- Đêm thứ ba: Bỏ qua nhiệm vụ của người khác
- Đêm thứ tư: Trung tâm thế giới nằm ở đâu
- Đêm thứ năm: Sống hết mình “ngay tại đây, vào lúc này”
Thông tin sách và tác giả
Thông tin sách
Tên sách: Dám bị ghét
Tác giả: Koga Fumitake, Kishimi Ichiro
Dịch giả: Nguyễn Thanh Vân
Thể loại: Phát triển bản thân
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Năm đầu tiên xuất bản:
Về tác giả
Kishimi Ichiro là một nhà triết học, nhà giáo dục trẻ em và nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý học Adlerian. Hiện nay ông đang giảng dạy về tâm lý học lâm sàng và tâm lý học giáo dục tại Trường Đông y Meiji ở Suita, Osaka.
Koga Fumitake là một tác giả, nhà văn nổi tiếng tại Nhật Bản với nhiều cuốn sách bán chạy thuộc chủ đề tâm lý học và đạt được nhiều giải thưởng lớn. Ông cũng đam mê với trường phái tâm lý của nhà tâm lý học nổi danh Alfred Adler. Ông cũng thường có những cuộc trao đổi với triết gia Kishimi.
Hai tác giả có sự kết hợp hoàn hảo trong 2 cuốn sách bán chạy nhất châu Á – “Dám Bị Ghét”, “Dám Hạnh Phúc“.
Lời kết
Nếu bạn thường cảm thấy cuộc sống này vô nghĩa và nhạt nhẽo, bạn luôn bị dày vò bởi quá khứ buồn đau còn tương lai thì bỏ ngỏ, bạn luôn tự ti bản thân mình kém cỏi và xấu xí, bạn thường cam chịu những yêu cầu vô lý từ người khác,… Tin rằng cuốn sách này là dành cho bạn, thông qua Dám bị ghét bạn có lòng can đảm đối mặt với chính mình, tìm ra cách sống, mục đích sống thực sự cho chính mình.