Trong đầu tư chứng khoán, tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường là yếu tố quan trọng. Mặt khác, để đánh giá và lựa chọn cổ phiếu tốt nhất chúng ta cần đánh giá được Hệ số thanh khoản của Doanh nghiệp. Bài viết này ECCthai cùng bạn tìm hiểu kiến thức về chỉ số này để đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Hệ số thanh khoản trong một doanh nghiệp là gì?
Đầu tư chứng khoán đúng đắn không thể tách rời thị giá cổ phiếu với giá trị doanh nghiệp. Khi bạn đầu tư một cổ phiếu, là một cổ đông, trách nhiệm đánh giá về doanh nghiệp là điều cần thiết để đồng hành và phát triển.
Tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp thể hiện khả năng của họ trong việc sử dụng tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu, chứng khoán, nợ…Nếu doanh nghiệp thể hiện được tốt các chỉ số này, đó là cổ phiếu mà bạn nên mua.
Chúng ta cùng đi vào chi tiết từng chỉ số đánh giá như sau:
Phân loại các chỉ số đánh giá tính thanh khoản doanh nghiệp
Nhóm chỉ số thanh khoản gồm 3 loại để kiểm tra sức mạnh của doanh nghiệp như sau:
Hệ số thanh khoản hiện thời
Là hệ số thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành.
Công thức tính:
Hệ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa:
Nếu hệ số này < 1 cho thấy khả năng trả nợ yếu của doanh nghiệp, báo hiệu khó khăn về tài chính. Và ngược lại hệ số > 1 thì doanh nghiệp khỏe mạnh và hệ số càng cao càng tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số cao quá thì cho thấy DN sử dụng tài chính không hợp lý, cái gì quá cũng không tốt.
Hệ số thanh khoản nhanh
Thể hiện khả năng thanh toán của DN mà không phải thanh lý hàng tồn kho, trong tài sản lưu động của DN thì HTK có tính thanh khoản thấp nhất.
Công thức tính:
Hệ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa:
Còn được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh, hệ số này < 0,5 thể hiện DN có tính thanh khoản thấp, khó khăn trong chi trả nợ ngắn hạn.
DN có tính thanh khoản cao có chỉ số thanh khoản nhanh từ 0,5-1.
Tỷ số thanh khoản tức thời
Đây là hệ số thể hiện sát nhất tình hình thanh khoản của doanh nghiệp vì được tính bằng tiền.
Công thức tính:
Hệ số thanh khoản tức thời = Vốn bằng Tiền/ Nợ ngắn hạn
Tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, đầu tư chứng khoán ngắn hạn dưới 3 tháng.
Ý nghĩa:
Khi mà kinh tế khó khăn như dịch Covid, hàng tồn kho khó tiêu thụ, khoản phải thu khó thu hồi thì Hệ số thanh khoản tức thời thể hiện rất rõ sức mạnh của DN.
Ý nghĩa các tỷ số thanh khoản là gì?
Khi đánh giá được các tỷ số thanh khoản của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ sở để xếp loại cổ phiếu theo ngành (bởi mỗi ngành có đặc điểm riêng khác nhau). Từ đó thấy được khả năng và sức khỏe của doanh nghiệp và lựa chọn có đầu tư và đồng hành hay không.
Bài viết nằm trong series bài về Đầu tư chứng khoán và định giá cổ phiếu. Hy vọng mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc về góc độ lựa chọn cổ phiếu qua đánh giá sức khỏe tỷ lệ thanh khoản của doanh nghiệp. Chúc bạn đầu tư thành công và ủng hộ các bài viết của chúng mình!