Tự do về tiền bạc là giấc mơ của hàng tỷ người trên đời này. Thật không may, chỉ có vài người đạt được điều đó. Số đông áp đảo còn lại vẫn đang từng ngày vật lộn với guồng quay cơm áo, nợ nần, khốn khó. Bí quyết nào tạo nên sự tự do tài chính cho người giàu có? Nếu biết được Kim tứ đồ của Robert Kiyosaki có lẽ bạn sẽ quyết định cuộc đời theo hướng hoàn toàn khác. Mô hình này lợi hại như thế nào? Hãy cùng ECCthai.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới!
Kim tứ đồ là gì?
Kim tứ đồ Robert Kiyosaki hay Kim tứ đồ Cashflow là thuật ngữ do Robert Kiyosaki – một nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ – đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách nó được kiếm ra như thế nào.
Ông thường nhắc đến Khái niệm này trong các bài giảng và nội dung đào tạo về thu nhập thụ động và cách nhận ra cơ hội đầu tư như bất động sản hay doanh nghiệp nhỏ mà công ty của ông tổ chức.
Ở mô hình này, Robert Kiyosaki sẽ giúp bạn nhận ra:
- Tôi là ai trong số 4 nhóm người?
- Tôi kiếm tiền bằng phần nào trong mô hình này?
- Tôi phải gia nhập vào nhóm nào để tự do tiền bạc?
Chính sự thay đổi về tư duy kiếm tiền, sự tích cực trong suy nghĩ và định hướng đúng đắn là cột mốc đầu tiên giúp bạn trở nên giàu có.
Tìm hiểu kim chỉ nam tự do tài chính của người giàu
Mô hình của Robert Kiyosaki gồm có 4 nhóm người được chia ra bởi 2 đường thẳng vuông góc. Ở mỗi ô (mỗi nhóm) sẽ có 1 chữ cái đại diện cho cách mà cá nhân kiếm tiền. Bao gồm:
- E: Người làm thuê (Employee) – làm việc cho người khác. Nhóm này chiếm đại đa số, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, luật sư, công nhân viên, giám đốc được thuê để điều hành,…
- S: Người làm tư nhân hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ (Self-employed/Small business owner) – nơi một người có công việc riêng và trở thành chủ của chính họ. Ví dụ: Bác sĩ mở phòng mạch riêng, luật sư mở văn phòng riêng, một người mở quán ăn, café,…
- B: Chủ doanh nghiệp (Business owner) – nơi một người có một “hệ thống” kiếm tiền, tốt hơn so với một công việc để kiếm tiền. Nhóm này sở hữu một hệ thống và con người làm việc cho họ. Ví dụ: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viettel,…
- I: Nhà đầu tư (Investor) – Dùng tiền để nhận một số tiền hoàn lại rất lớn. Nhóm này dùng tiền làm việc cho họ, tiền đẻ ra tiền. Ví dụ: Nhà đầu tư bất động sản, người đầu tư chứng khoán, cổ phiếu,…
Nhìn vào mô hình này, tác giả Kiyosaki diễn giải rằng nhóm người ở cột bên trái gồm E và S sẽ chẳng bao giờ giàu có thực sự. Ngược lại, những ai ở phía bên phải (B và I), thì đang theo con đường đúng duy nhất để đạt tới sự giàu có thật sự.
Mỗi người chúng ta đều ít nhất thuộc 1 trong 4 nhóm người đó. Bạn tồn tại ở nhóm nào thì đó cũng chính là cách mà bạn đang kiếm tiền. Bạn có thể đang làm công ăn lương và chờ đợi được đồng lương hàng tháng là thu nhập chính. Bạn có thể là một chủ công ty nhỏ quy mô cá nhân hoặc gia đình. Trong khi số khác có một doanh nghiệp kinh doanh lớn, hệ thống kiếm tiền bài bản hoặc là những nhà đầu tư.
Hình vẽ tóm tắt bốn nhóm người trong xã hội làm nên thế giới kinh doanh này, họ là những ai và yếu tố nào hun đúc nên tính cách đặc thù của từng nhóm.
Vì vậy, khi nhìn vào đó, bạn nhận ra ngay mình đang ở nhóm nào và mục tiêu của mình là hướng đến nhóm nào, từ đó bạn có thể tự vạch ra một con đường để sớm đạt được sự tự do về tài chính. Tất nhiên người trong cả 4 nhóm đều có thể được tự do về tiền bạc nhưng nếu thuộc nhóm bên phải thì bạn sớm đạt mục tiêu hơn.
Bí quyết để trở nên giàu có
Để có một tư duy và thái độ đúng đắn đối với tiền bạc, bạn có thể tham khảo rất nhiều cuốn sách hay về kinh doanh. Trong đó, “Rich Dad, Poor Dad” (Cha giàu cha nghèo) của tác giả Robert Kiyosaki được xem là kim chỉ nam của sự giàu có, được mệnh danh là cuốn sách số 1 về các vấn đề tiền bạc của mọi thời đại.
Nội dung cuốn sách tập trung vào câu chuyện so sánh giữa hai người cha. Người cha nghèo là cha ruột của tác giả, người cha đẻ, giữ chức vụ cao ở phòng giáo dục bang Hawaii. Người cha giàu là cha của bạn thân (được xem là hư cấu), là người giàu có nhất Hawaii nhờ biết đầu tư. Vấn đề chính trong sách là nhằm giúp người đọc suy ngẫm lại về tư tưởng của họ về tiền bạc và đặc biệt là quan niệm của họ tự biến mình thành người làm thuê, nhận phần thưởng tài chính nhờ tuân theo sự giáo dục sẵn có.
Theo đó, cuốn sách cũng nhắc đến mô hình KIM TỨ ĐỒ của chính Robert Kiyosaki đề xuất. Người cha nghèo với nền học vấn cao khuyên ông “Hãy đi đến trường ráng học giỏi , và tìm một công việc ổn định an toàn”. Như vậy, Người đã hướng Robert trở thành nhóm E hoặc S giống như rát nhiều bố mẹ Việt đang làm với con mình.
Ngược lại, người cha giàu khuyến khích “Hãy đi đến trường, tốt nghiệp đại học, sau đó tự kinh doanh và trở thành một nhà đầu tư thành công.”. Như vậy, Người đang hướng tác giả đi đến cái đích của sự tự do tài chính nhờ công việc kinh doanh hoặc đầu tư.
Bạn muốn trở thành ai trong số 4 nhóm người theo mô hình Kim tứ đồ của Robert Kiyosaki? Sau khi đọc cuốn “Cha giàu cha nghèo” chắc chắn bạn sẽ sớm tìm được một hướng đi đúng đắn để rút ngắn hơn khoảng cách đến cái đích “tự do tiền bạc”.
KASH LÀ VIẾT TẤT CỦA 4 CHỬ GÌ TRONG CUỐN SÁCH CHA GIÀU CHA NGHÈO.