ROA là gì? Cách đánh giá tỷ số ROA trong Chứng Khoán

ROE ROA là gì? Vai trò của các chỉ số này trong việc đánh giá doanh nghiệp, từ đó lựa chọn cổ phiếu tốt là rất quan trọng với Nhà Đầu Tư. Ở series bài viết về Định giá cổ phiếu và các kiến thức chi tiết chung về đầu tư chứng khoán. ECCthai lần lượt cung cấp cho bạn đọc kiến thức đầy đủ dễ hiểu nhất để đặc biệt vận dụng trong thị trường chứng khoán. Chúng ta cùng tìm hiểu ROA là gì qua bài viết sau.

roa la gi

ROA là gì?

Chúng ta thường hay bắt gặp các từ ROA, ROE, P/E…trong khi tìm hiểu để lựa chọn cổ phiếu khi Đầu tư chứng khoán. Vậy ROA là viết tắt của từ gì?

ROA là Return On Assets: là tỷ số lợi nhuận trên tài sản của một doanh nghiệp. ROA cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của công ty để sinh lời như thế nào.

Ví dụ: 2 người cùng có ô tô giống nhau. Người A dùng ô tô này cho thuê thu về 10 triệu mỗi tháng. Người B dùng ô tô kinh doanh thu về 20tr/tháng thì ta nói người B sử dụng tài sản hiệu quả hơn người A.

Công thức tính hệ số ROA là gì?

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tài sản) x 100%

cong thuc tinh roa

 

Trong đó Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ

Để tìm các giá trị này, bạn xem bảng kết quả hoạt động kinh doanh để lấy Lợi nhuận sau thuế. Bảng cân đối kế toán để lấy giá trị tài sản.

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì? ROA bao nhiêu là tốt?

ROA thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vì thế, ROA càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên, cũng như ROE hay các chỉ số thể hiện kết quả kinh doanh khác. Chúng ta cần đặt hệ số ROA vào tương quan bức tranh chung để nhận định chính xác hơn. Vậy chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

xac dinh chi so roa

Theo như công thức trên, dễ thấy khi nợ thấp thì ROA sẽ cao. Và đương nhiên chúng ta luôn ưu tiên những doanh nghiệp có tỷ trọng nợ không quá cao sẽ tránh được nhiều rủi ro.

Thông thường, chỉ số ROA được đánh giá là tốt khi ROA > 7,5% và đi kèm ROE > 15%. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong dài hạn ít nhất 3 năm mà doanh nghiệp duy trì hoặc tăng trưởng ROA. Điều này cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp ngày càng tăng.

Và con số này luôn là mức trung bình, điều bạn cần quan tâm là chỉ số này trong mỗi nhóm ngành khác nhau. So sánh trong ngành và chọn doanh nghiệp có ROA thuộc top thì chính xác hơn một con số cụ thể. Ví dụ nhóm ngành có đòn bẩy tài chính cáo như ngân hàng thì ROA > 2% đã được đánh giá là tốt.

Như vậy lưu ý khi đánh giá ROA là gì?

  • Doanh nghiệp hoạt động trong ngành nào?
  • Chỉ số ROA trung bình ngành và so sánh với các đối thủ cạnh tranh?
  • So sánh ROA của chính nó trong quá khứ

Mối quan hệ giữa ROE ROA là gì?

roe roa la gi trong chung khoan

Để hiểu mối liên hệ giữa ROE ROA là gì khi đánh giá các chỉ số này của doanh nghiệp. Và trong trường hợp ROA của các công ty trong nhóm ngành bằng nhau thì lựa chọn dựa trên yếu tố nào? Chúng ta cùng xem qua công thức tính ROE.

ROE = LNST / Vốn chủ sở hữu

Như vậy, ROE / ROA = Tổng Tài Sản / Vốn chủ sở hữu = Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện vốn chủ sở hữu và vốn đi vay của doanh nghiệp hay là Nợ. Khi hệ số đòn bẩy cao có thể do doanh nghiệp đang sử dụng nợ vay để thúc đẩy hoạt động sản xuất.

Khi đó, Nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ ROE / ROA giảm dần theo các quý và các năm chứng tỏ khoản nợ vay được sử dụng đang tích cực. Kế hoạch trả nợ tốt và giảm rủi ro đầu tư cũng như có tiềm năng dài hạn.

Đồng nghĩa rằng không phải cứ ROA cao là tốt, bạn cần chắc chắn đã xem xét vào tỷ trọng nợ của doanh nghiệp. Và đương nhiên doanh nghiệp tăng trưởng mà ít nợ thì đó là doanh nghiệp có sức khỏe tốt.

Tóm lại, việc kết hợp các yếu tố khác nhau để xem xét về hoạt động doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu là điều luôn cần thiết. Đặc biệt là mối quan hệ giữa bộ đôi ROE ROA.

Lời kết

Qua bài viết này bạn đã hiểu được chỉ số ROA là gì? Những lưu ý khi đánh giá cổ phiếu lựa chọn đầu tư. Cùng tham khảo thêm các bài viết khác của ECCthai, kiến thức chính là khoản đầu tư dẫn bạn đến thành công nhanh nhất!

Xem thêm:

EPS là gì?

Những thuật ngữ trong chứng khoán