Sách Đi Tìm Lẽ Sống – Viktor Frankl

Sách Đi Tìm Lẽ Sống – tác giả Viktor Frankl.

sach di tim le song

Tóm tắt và Review nội dung sách

Nội dung của cuốn sách này được tác giả chia thành 2 phần chính, phần đầu nói về “những trải nghiệm trong trại tập trung”, phần hai đề cập đến những “liệu pháp ý nghĩa” mà Franks đã nghiên cứu ra.

Trại tập trung

Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, là nạn nhân của nạn diệt chủng, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức Quốc Xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi Tìm Lẽ Sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

man's search for meaning
Tên tiếng Anh của cuốn sách: Man’s Search For Meaning

Liệu pháp ý nghĩa (Logotherapy)

Trong phần hai của Đi Tìm Lẽ Sống, tác giả thể hiện mục đích của liệu pháp ý nghĩa là tập trung tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống cũng như là cách mà con người tìm kiếm nó.

Lý thuyết của Frankl cho rằng:

  • Cuộc sống là có ý nghĩa trong mọi trường hợp, ngay cả trong những cảnh khốn khổ đọa đày nhất.
  • Động lực sống chính của chúng ta là ý muốn đi tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Chúng ta có sự tự do trong việc đi tìm ý nghĩa trong những gì chúng ta làm, những gì chúng ta trải nghiệm hay ít nhất là trong vị thế thái độ chúng ta chọn khi đối diện với một tình huống khổ đau không thể thay đổi được.

Tham khảo bản Đi tìm lẽ sống PDF.

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Đi Tìm Lẽ Sống (Tên tiếng anh Man’s Search for Meaning)

Tác giả: Viktor Emil Frankl

Dịch giả: Thanh Thảo/ Giang Thủy/ Ngọc Hân

Thể loại: Tâm lý – Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Trẻ

Năm xuất bản: 1946

Frankl đã viết Đi Tìm Lẽ Sống trong khoảng thời gian chín ngày. Cuốn sách ban đầu có tựa đề “Trải nghiệm của một nhà Tâm lý học trong trại tập trung”, được phát hành bằng tiếng Đức vào năm 1946. Bìa ấn bản đầu tiên không nêu rõ tác giả, vì Frankl cảm thấy mình có thể tự do thể hiện bản thân theo cách đó.

Bản dịch tiếng Anh của Man’s Search for Meaning được xuất bản vào năm 1959 và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới. Frankl coi thành công này là một triệu chứng của “chứng loạn thần kinh hàng loạt của thời hiện đại” vì tiêu đề này hứa hẹn giải quyết câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống.

Năm 1991, Đi Tìm Lẽ Sống được xếp vào danh sách “một trong mười cuốn sách có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ” của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Về tác giả Viktor Frankl

Tác giả của cuốn sách kinh điển này là Viktor Emil Frankl (1905 – 1997), ông là một bác sĩ tâm thần người Áo và là một người đã sống sót trong trại tập trung của nạn tuyệt chủng Holocaust người Do Thái thuộc thời kỳ của Phát xít Đức.

Viktor Frankl

Sau khi đã phải đối mặt và vượt qua được những nỗi ám ảnh và đau buồn về nạn tuyệt chủng trên, ông đã trở về làm việc nghiên cứu tâm thần học ở Vienna và chữa bệnh cho các nạn nhân trong suốt thời kỳ chiến tranh. Những năm sau này, ông liền chuyển qua viết sách và cho ra đời tác phẩm nổi tiếng có tên Man’s Search for Meaning (Đi Tìm Lẽ Sống), cho đến nay cuốn sách đã trở thành một hiện tượng và còn sức hút cho đến bây giờ.

Ngoài ra, Viktor Frankl cũng chính là người đã tìm ra “Liệu pháp ý nghĩa”. Liệu pháp này có vai trò quan trọng trong việc điều trị và giúp cho những bệnh nhân gặp vấn đề về tâm lý hoặc thần kinh dễ dàng thoát khỏi căn bệnh này nhờ vào những liệu pháp đi tìm ý nghĩa của cuộc sống.

Đánh giá và Lời kết

Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Nói cách khác, con người không thể tránh né khổ đau, nhưng họ có thể tìm ra ý nghĩa từ chúng.

Một thông điệp từ cuốn sách kinh điển đáng đọc cho những người đang trên đường Đi Tìm Lẽ Sống của mình.