Thiền Sư Ajahn Chah – Đôi Nét Về Cuộc Đời Đạo Hạnh

Thiền Sư Ajahn Chah là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Đông Nam Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Cuộc đời Đạo Hạnh của Ngài là bằng chứng sáng rõ và giá trị nhất để lại cho những thế hệ học trò về sau. Những cuốn sách của Thiền sư Ajahn Chah được dịch và đón nhận rất phổ biến tại Việt Nam. Qua bài viết này mời bạn đọc cùng ECCthai tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và pháp thiền của một vị thầy đáng kính.

ajahn chah

Tiểu sử Ngài Ajahn Chah

Thiền Sư Ajahn Chah sinh ngày 17/6/1918 tại Đông Bắc Thái Lan, Ngài đi tu sa-di từ năm 12 tuổi trong 3 năm sau đó về phụ giúp gia đình làm nông.

Năm 20 tuổi, Ajahn Chah xuất gia thọ giới Tỳ-kheo, sau đó ông quyết định sống một đời như người du sĩ sau cái chết của cha 5 năm sau đó.

Với đôi chân gió bụi, Ajahn Chah vượt qua 400km với những giấc ngủ giữa rừng và ôm bình khất thực cho đến khi gặp được người thầy Ajahn Mun – một thiền sư lỗi lạc.

Sau 7 năm tu hạnh đầu đà trong rừng sâu, trải qua các pháp môn và Thiền Định, Ngài tự khơi mở mình với pháp môn Thiền Quán.

Năm 1954, Thiền sư Ajahn Chah trở về quê hương và thiền viện Wat Pah Pong ra đời khi Ngài có rất nhiều Thiền Sinh tìm đến cầu pháp.

Trong hành trình đó có rất nhiều người phương Tây tìm tới, một trong những học trò đầu tiên của Ngài sau này là Đại Đức Sumedho. Năm 1977, Ngài Ajahn Chah có cơ hội hoằng pháp bắt đầu từ nước Anh và sau đó Ngài đi thuyết giảng nhiều nơi trên thế giới và mang lại một ảnh hưởng rất lớn từ pháp môn của mình.

Cuối mùa an cư năm 1981, Thiền sư Ajahn Chah mắc bệnh tiểu đường, sức khỏe sa sút. Trong cuốn sách Những lời dạy vượt thời gian của Thiền sư Ajahn Chah có kể về giai đoạn này. Tuy Ngài không thể nói chuyện và cử động nữa nhưng sức mạnh nội tâm vẫn vô cùng mãnh liệt và bằng cách nào đó vẫn chỉ dạy được các học trò của mình.

Thiền sư Ajahn Chah mất vào tháng Giêng năm 1992.

Thiền sư Ajahn Chah dạy Thiền

thien su ajahn chah

Trong các cuốn sách của Ngài Ajahn Chah luôn nói về cách hành thiền của mình, gốc rễ không xa rời nguyên lý của Đạo Phật. Nhưng pháp hành của Ngài vô cùng giản dị, không cầu kỳ và đi thẳng vào trọng tâm của định và tuệ.

Sư Ajahn Chah không thực sự chọn một phương pháp cố định nào mà tùy theo hành giả mà chỉ dậy cách thiền sao cho phù hợp. Về cơ bản phương pháp Thiền của Ngài xoay quanh Thiền Chỉ và Thiền Quán.

“Yếu chỉ của việc tu hành rất là giản dị, không cần phải giải nghĩa dài dòng. Buông xả mọi điều yêu và ghét, mọi sự vật thế nào thì chỉ coi chúng như vậy. Đó là tất cả kinh nghiệm của bản thân tôi. Đừng cố để “trở thành” một cái gì. Đừng biến đổi mình thành một cái gì. Đừng coi mình như một người đang hành Thiền. Đừng muốn trở thành người giác ngộ. Khi ngồi, chỉ biết ngồi, khi đi chỉ biết đi. Không bám chấp vào bất cứ gì. Không chống chọi lại bất cứ gì.” – Lời dạy của Thiền sư Ajahn Chah.

Trích dẫn một số bài giảng của Ngài Ajahn Chah

ngai ajahn chah

“Khi không hiểu được sự chết thì cuộc sống này có nhiều rắc rối.”

“Thời gian là hơi thở của chúng ta trong hiện tại.”

“Hãy quan sát chính mình, đôi lúc an vui hạnh phúc, đôi lúc buồn nản khổ đau, đôi lúc thoải mái dễ chịu, đôi lúc uể oải bần thần… tất cả đều là giáo pháp. Bạn đã thấy giáo pháp chưa? “Muốn hiểu giáo pháp này, bạn phải nhìn, phải đọc kinh nghiệm của chính mình.””

“Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm của chính mình.”

“Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở mọi nơi.” “Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên trong bạn.”

“Nước mưa đến từ đâu? Nó đến từ những nguồn nước dơ bẩn trên mặt đất và bốc hơi mà thành. Thật kỳ lạ làm sao? Đối với phiền não, tâm bạn cũng có thể làm được như vậy, nếu bạn để nó làm.”

“Cốt tủy của đạo thật giản dị. Không cần phải giải thích dông dài. Loại bỏ yêu ghét và để mọi sự tự nhiên. Đó là những điều tôi thực hành trong việc tu tập của tôi.”

“Bình an nằm ngay trong chúng ta, nó ở cùng chỗ với bất an và đau khổ. Không thể tìm bình an trong rừng sâu hay trên đồi cao. Cũng không thể tìm bình an nơi vị thầy khả kính khả ái. Ở đâu có đau khổ ở đó có con đường thoát ly.”

Sách của thiền sư Ajahn Chah

Lời kết

Hy vọng ECCthai đã đem lại một số thông tin hữu ích cho bạn đọc về Thiền sư Ajahn Chah. Để hiểu hơn sự sâu sắc và thấm nhuần được những lời giảng của Ngài, hãy dành thời gian chiêm nghiệm từ những cuốn sách quý giá trên đây. Chúc bạn yên lòng!