Eccthai giới thiệu tới độc giả bài viết về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp tác giả Alan Phan qua bài viết dưới đây. Chúng ta cùng tìm hiểu cha đẻ cuốn sách “Bí mật của Phan Thiên Ân” cũng là chủ nhân blog “Góc nhìn Alan” để hiểu thêm về vị tiến sĩ uyên thâm của Việt Nam. Xin trích dẫn nhận xét của một học trò cũ của ông, doanh nhân Nguyễn Văn Đực:
“Với kiến thức uyên bác – tầm nhìn xa rộng – dự báo chính xác – giải pháp hữu hiệu, tất cả được “truyền lửa” bằng văn phỏng dí dỏm hài hước nhưng cay độc nhân hậu, như con dao nhọn mổ dứt khoát cứu người như tấm bông cồn gây xót xa để tiệt trùng.”
Tiến sĩ Alan Phan là ai?
Tiểu sử ngắn về tác giả
Tiến sĩ Alan Phan, tên thật là Phan Việt Ái (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1945 – mất ngày 19 tháng 10 năm 2015), là một nhà kinh doanh, giảng viên thỉnh giảng, nhà báo và viết sách.
Quê nội của Alan Phan ở Quảng Trị, mẹ là người Miền Bắc (Việt Nam), còn ông sinh ra và lớn lên tại Bình Dương, Sài Gòn. Gia đình tác giả nằm trong diện trung lưu thời bấy giờ, ông theo học ở trường Petrus Ký, được học bổng USAID và sang Mỹ học chuyên ngành Môi trường năm 1963.
Năm 1968, Alan Phan về nước và giảng dạy tại trường Cao đẳng Phú Thọ (nay là Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1969, Alan làm việc bán thời gian cho tập đoàn Eisenberg và sau đó kinh doanh riêng với các công ty Dona Foods, Foremost Dairies (Vinamilk ngày nay), Mekong Car,…Ông trở thành một doanh nhân nổi danh ở miền Nam Việt Nam với tổng nhân viên lên đến 18,000 người.
Nỗi niềm xa xứ sở của Alan Phan
Năm 1975, Alan Phan trở lại Mỹ bắt đầu cuộc đời mới sau biến cố 30/04. Là nhà kinh doanh, ông bôn ba rất nhiều nước để làm ăn, trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước mà ông dành đến 42 năm để làm việc.
Alan được ví như Fukuzawa Yukichi của Việt Nam, với mục đích khai phóng tư duy lệ thuộc với tư tưởng độc lập, tự do làm ăn bằng chính sức lực của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia, ủng hộ tiêu chí “dân giàu, nước mạnh”.
Ông là người Việt đầu tiên đưa công ty Harcourt niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1997 và thị giá đạt 700 triệu USD năm 1999.
Alan là người thực hiện hai Chương trình từ thiện: “20 triệu máy tính bảng cho trẻ em Việt Nam”, “Tiếp lửa cho doanh nghiệp Việt”.
Blog Góc nhìn Alan
Alan Phan được công chúng Việt Nam biết đến nhiều hơn qua trang blog Góc nhìn Alan với các bài bình luận, phân tích về kinh tế, xã hội Việt Nam. Ông được đánh giá là một chuyên gia với những góc nhìn thẳng thắn, sắc sảo về thực tế và dự đoán tình hình kinh tế Việt Nam.
Trong một cuốn sách năm 2011, ông cho biết “thường xuyên về Việt Nam” từ 2007 sau 42 năm làm ăn ở Trung Quốc và Mỹ. Alan có một phát biểu khá cảm động: “Tôi muốn tìm một điều gì đó khác hơn và hy vọng Việt Nam sẽ là một ‘quê hương thực sự’ cho phần đời còn lại của mình.”
Bạn đọc có mối quan tâm về tác giả sách “Bí mật Phan Thiên Ân” có thể truy cập vào blog của Alan Phan để đọc nhiều bài viết của ông và trao đổi cùng cộng đồng yêu quý Alan nhé.
Alan Phan qua đời
Alan Phan nhập viên tại Bệnh viện Fountain Valley, Mỹ ngày 14/10/2015 trong tình trạng hôn mê và ông qua đời sau đó năm ngày.
Sách hay của Alan Phan
Ngoài kinh doanh, Alan Phan là giáo viên, dịch giả, bình luận viên cho nhiều tờ báo lớn ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, tác giả của 11 quyển sách tiếng Anh và tiếng Việt:
- 42 năm làm ăn ở Mỹ và Trung Quốc
- Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí
- Góc Nhìn Alan: Kinh Tế
- Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam
- Niêm yết sàn Mỹ
- Đừng hoang tưởng về biển lớn
- Quê hương những đêm chờ sáng
- Ngoài vòng phủ sóng
- Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu
- Bí mật Phan Thiên Ân
- Góc nhìn Alan những bài chưa xuất bản
- Bộ sách Di sản Alan Phan
Lời kết
Trên đây là bài tổng hợp thông tin của Eccthai về một con người, vị tiến sĩ có những đóng góp mang tầm vóc lớn cho thế hệ sau tiếp bước. Tiến sĩ Alan Phan! Hy vọng bạn đọc có được kiến thức hữu ích và cùng dành một chút giây phút tưởng nhớ biết ơn về người.