Review Sách Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Tại sao không có hai bông tuyết nào giống nhau, không có hai con người nào giống nhau? Nhưng chúng ta và cả vũ trụ lại dường như hoạt động vô cùng trơn tru trong một sự Hỗn Độn nào đó? Dịch bệnh có thực sự diễn ra theo chu kỳ mà người ta vẫn tính toán? Sự ngẫu nhiên là gì? Điều gì là bất định? Điều gì đã chi phối tất cả những điều đó? Quy luật thực sự của tự nhiên là gì? Cần suy nghĩ gì về “Vạn vật đồng nhất thể” trong Đạo Phật? Bạn hãy cùng Eccthai tìm hiểu về cuốn sách Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn của tác giả James Gleick qua bài viết dưới đây.

tu hieu ung con buom den ly thuyet hon don

Bàn luận Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Lưu ý nhỏ cho bạn đọc

Trước khi đi vào review nội dung sách, Eccthai muốn lưu ý tới bạn đọc một chút. Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu về khoa học, đã có kiến thức hay đọc được sách của Stephen Hawking hoặc Nassim Taleb thì không có gì để bàn. Bạn sẽ thích và thẩm thấu được cuốn sách này.

Còn bạn mới thử tìm hiểu về khoa học thì cố gắng đọc chậm và đọc nhiều lần nha. Vì nội dung sách rất thú vị như sẽ review dưới đây. Tuy nhiên có nhiều kiến thức liên quan toán, lý, hóa, sinh, y học, thiên văn học…có cảm giác hơi mệt nhưng đổi lại thế giới quan của bạn sẽ mở ra một chân trời khác. Và có thể hoài nghi tất cả về những điều bạn đã biết trước đây.

Nội dung sơ lược về sách

Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn là cuốn sách khoa học giới thiệu về làn sóng kiến thức khoa học quan trọng nhất trong thời đại chúng ta: Lý thuyết Hỗn Độn.

Lối viết sách giống kể chuyện của James Gleick dần dẫn dắt bạn tới với từng nhân vật khác nhau. Cuốn sách tiếp cận lịch sử của lý thuyết hỗn độn theo trình tự thời gian, trong khoảng những năm 1940 cho tới 1980.

Bắt đầu với Edward Lorenz và hiệu ứng cánh bướm, thông qua Mitchell Feigenbaum và tính phổ quát, kết thúc với các ứng dụng hiện đại hơn. Họ là những nhà vật lý học, toán học, khoa học…đã nỗ lực hoạt động độc lập trong các nghiên cứu của mình.

Cuốn sách đề cập tới hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống với các thí nghiệm, tính toán và đi đến khẳng định: Hỗn Độn tồn tại. Thậm chí Hỗn Độn hiện hữu khắp nơi, ổn định và có tính cấu trúc.

tinh pho quat cua ly thuyet hon don

Lý Thuyết Hỗn Độn giúp bạn lý giải được những điều sau:

  • Bạn có bất ngờ khi biết diện tích của lá phổi khi trải ra là khoảng 70m2.
  • Bạn có biết chúng ta không thể dự báo thời tiết trong thời gian dài.
  • Giả sử từ 0 đến 1 là 1 đoạn thằng, nếu bạn chia làm 3 phần bằng nhau rồi cắt bỏ phần giữa. Rồi lại tiếp tục làm như vậy với 2 phần còn lại và tiếp tục lặp lại việc đó. Bạn sẽ có một kết quả bằng 0 (vì cắt dần đi đoạn thẳng đó) nhưng quá trình cắt bỏ như vậy lại dài vô hạn không có điểm dừng?
  • Bạn có hình dung được trong một hình tam giác hữu hạn lại có thể chứa một hình dạng có chu vi vô hạn?
  • Sự gặp gỡ của Lý Thuyết Hỗn Độn từ khoa học tới Nghệ Thuật và Kinh tế diễn ra như thế nào?
  • Những Thiên Nga Đen và Tính Bất Định đã gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế như thế nào? Có nên tin vào các chu kỳ của thị trường chứng khoán?
  • Màu đỏ mắt bạn nhìn thấy có phải là màu đỏ trong dải quang phổ của Newton hay là khác?
  • Và tất cả những điều trên bắt đầu từ một thứ có tên: Hiệu Ứng Cánh Bướm.

Hiệu Ứng Cánh Bướm là gì?

>>> Click để tải sách 

hieu ung canh buom la gi

Hiệu ứng cánh bướm có thể diễn giải đơn giản là một cái đập cánh của con bướm ở bên này có thể gây ra một cơn bão lớn ở bên kia địa cầu.

Đây cũng chính là câu chuyện mở màn cho cuốn sách của tác giả. Bắt đầu từ thí nghiệm của Lorenz, ông phát hiện chỉ một sai số vô cùng nhỏ ở đầu vào có thể tạo ra sự sai biệt lớn ở kết quả. Và hình ảnh mô phỏng của thí nghiệm có hình giống như một cánh bướm.

Kể từ đây, những nhà khoa học “đầu bù tóc rối” đúng nghĩa đã phát triển nó thành Lý Thuyết Hỗn Độn. Một Lý Thuyết có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trong bất cứ điều kiện gì nơi thế giới mà chúng ta đang sống.

Bạn đọc hãy tải sách Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn PDF tại đây để thỏa chí tò mò của mình nhé. Và quan trọng hơn hết, hiểu về một Lý Thuyết mà chi phối chính chúng ta là một điều vô cùng xứng đáng và bất ngờ.

Xem thêm: Hiệu Ứng Cánh Bướm

Thông tin sách và Tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn – Tên Tiếng Anh: Chaos – Making A New Science

Tác giả: James Gleick

Dịch giả: Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ

Thể loại: Phát triển bản thân – Khoa học

Nhà xuất bản: NXB Trẻ

Năm đầu tiên xuất bản: 29/10/1987

Về tác giả

 

James Gleick sinh năm 1954 tại Mỹ, ông là một tác giả và nhà sử học chuyên viết về các tác động của công nghệ đến văn hóa đương đại.

Tác giả của cuốn sách khoa học đình đám này cũng là biên tập viên tại The New York Times. Đồng thời Gleick cũng là giảng viên xuất sắc tại đại học Princeton.

Năm 2017, ông được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội tác giả ở Hoa Kỳ. Có thể nói James Gleick là một trong những người viết về khoa học hay nhất của Mỹ, theo truyền thống  với Stephen Hawking và Carl Sagan.

James nhận được 3 giải Pulitzer danh giá mang lại từ 2 cuốn sách nổi tiếng: Chaos – Making A New Science và The Information: A History, a Theory, a Flood (2011).

Lời Kết

Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn được đánh giá là một cuốn sách hơn cả khoa học. Đúng vậy, nó xứng đáng với Giải thưởng Pulitzer và mở ra nhiều điều hơn thế nữa. Một nỗ lực của con người trên hành trình đi tìm hiểu chính mình và hành tinh này.