Review sách Tử thư Tây Tạng – Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư

Tử thư Tây Tạng – Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư – là một cuốn sách đặc biệt trong Phật giáo Tây Tạng. Nó được viết để đọc cho người chết nghe, như một chiếc la bàn dẫn đường. Để linh hồn người đã khuất được siêu thoát và tái sinh đúng như vòng luân hồi trong đạo Phật. Kỳ thực, sách tưởng đọc cho người đã lìa kiếp này, nhưng có lẽ cùng là để cho những người còn sống lắng nghe. Nghe để nhìn lại cách mình đang sống, đã không thẹn với lòng hay chưa? Cùng Eccthai đọc cuốn kinh thư cổ điển này bạn nhé!

tu thu tay tang

Nội dung chính của Tử thư Tây Tạng

Vài nét chính về Tử thư Tây Tạng

Sinh – Tử là vấn đề trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi con người. Có sinh ắt có tử. Sinh là một cơ hội để linh hồn có thể hiện hữu, có thể thực sự sống với bản thể của một con người. Vậy Tử có phải là chấm hết hay không? Hay có một đời sống nào đó sau cái chết?

Bàn về quy luật sinh tử và đời sống sau cái chết đã có rất nhiều sách đề cập đến. Tử thư Tây Tạng là một trong số kinh thư nổi bật nhất khi nói đến vấn đề này. Theo truyền thống của người Tây Tạng, bộ kinh này được đọc cho người chết nghe, để giúp họ được siêu thoát. Chết đi và Tái sinh được xem là một cơ hội để con người nhận diện được bản tính đích thực của nhân tâm – lòng người, bản ngã.

Các chương chính của Tử thư Tây Tạng

lien hoa sinh

Tây Tạng sinh tử kỳ thư của dịch giả Nguyên Phong gồm 5 chương chính, nói về đời sống sau cái chết. Bao gồm:

  • Chương 1: Bên Kia Cửa Tử
  • Chương 2: Trở Về Từ Cõi Sáng
  • Chương 3: Những Người Chết Sống Lại
  • Chương 4: Áp Lực Vật Chất Đối Với Những Người Vừa Từ Trần
  • Chương 5: Tử Thư Tây Tạng

Không dừng lại ở sự chỉ đường cho người đã khuất

Tây Tạng sinh tử kỳ thư thoạt tiên là đọc cho người đã khuất, là sự dẫn đường cho cơ hội tái sinh. Chết cũng có nghĩa là bắt đầu cho một cuộc đời mới. Nhưng cuộc đời ấy tốt đẹp hay khổ đau lại liên đới với những điều chúng ta đã làm trong kiếp này. Đến đây lại liên quan đến quy luật Nhân – Quả.

Chết cũng là một quy luật của tự nhiên. Một lần nữa, chết và đời sống sau cái chết trong  Tử thư Tây Tạng nhắc nhở mỗi người. Chúng ta – Bất kể là ai, nghèo đói hay giàu sang, nhân từ hay ác độc,… cuối cùng đều không thoát khỏi cửa tử của cuộc đời.

Vậy nên, nếu bạn tò mò về những việc sẽ xảy ra sau cái chết. Hãy cùng phiêu lưu trong thế giới của linh hồn trong Tử thư Tây Tạng. Đó cũng chính là những lời khuyên dành cho những người đang sống. Để ta biết được nên sống thế nào cho tốt trong cuộc đời này, đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không có gì ân hận.

Đặt mua Tử thư Tây Tạng Trên FAHASA

(So sánh giá rẻ nhất – Giảm 20%)

tay tang sinh tu ky thu

Xem thêm:

Mật Mã Tây Tạng

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Trích dẫn trong sách Tử thư Tây Tạng

“Bạn đừng tưởng người chết chỉ như một luồng hơi, không có hình dáng chi cả hoặc thua kém lúc còn sống về một điểm nào đó.”

“Vì đa số mọi người không biết gì về thế giới bên kia cửa tử nên họ đều thiếu chuẩn bị. Chính vì thiếu chuẩn bị mà nhiều người chịu đau khổ, mê muội, cứ lang thang sợ hãi trong một cảnh giới kỳ lạ, mơ mơ màng màng, hư hư thực thực, không siêu thoát được.

Thượng Đế thường hành động một cách bí mật, không mầy ai có thể hiểu. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao phần lớn con người khi già yếu, các cơ quan thể xác dần dần thoái hoá, các ham muốn như ăn uống, thèm khát cảm xúc xác thịt cũng theo đó mà giảm bớt đi. Khi bệnh tật đau ốm, người ta chỉ mong sao chóng khỏe thôi chứ ai đâu còn ham muốn gì khác.

Phải chăng đó là một cách gián tiếp giúp con người kiềm chế bớt các thú vui xác thịt, các ham muôn vật chất để tránh khỏi phải đau khổ khi từ giả cõi đời, khi ham muốn mà không thể thỏa mãn được nữa? Hiển nhiên nếu biết vậy, người ta cần phải chuẩn bị, phải tập làm chủ các giác quan, kiềm chế các ham muốn vật chất, phát triển đời sống tinh thần ngay từ lúc này, để tránh không bị kổ sở khi bước vào thế giới bên kia.

Thật đáng tiếc khi đa số người ta cứ mải mê lo lắng cho đời sống phù du, giả tạo, ngắn ngủi ở cõi này mà không biết gì đến những đời sống khác. Họ có thể bỏ ra cả tuần hoạch định chương trình cho một chuyến du lịch trong khi không hề chú  ý gì đến một nơi mà trước sau ai cũng phải đến”.

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Tử thư Tây Tạng – Tên tiếng Anh: Tibeetan Book of the Dead

Tác giả: Guru Rinpoche

Dịch giả: Thiện Tri Thức

Thể loại: Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

Về tác giả sách Tử thư Tây Tạng

Guru Rinpoche

Guru Rinpoche là một tên gọi để chỉ cho Đại sư Padmasambhava vĩ đại của người Ấn Độ (tên Hán Việt là Liên Hoa Sinh). Ngài sống vào khoảng năm 755-797. Ngài là người có công truyền bá Phật giáo Ấn Độ sang Tây Tạng, thành lập tông Ninh Mã tại Tây Tạng. Và được chúng đệ tử gọi là “Phật thứ hai”.

Bởi vì đã để lại rất nhiều bộ sách, kinh thư quý báu trong Phật giáo Tây Tạng. Ngài được người sau gọi với cái tên Guru Rinpoche – Nghĩa là “Đạo sư quý báu”. Trong đó, Tibeetan Book of the Dead là một trong những bộ kinh thư nổi tiếng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất ở vùng đất Tây Tạng và các nước trong khu vực Hymalaya. Đồng thời cũng được chuyển thể sang nhiều ngôn ngữ trên khắp thế giới.

Lời kết

Tử Thư Tây Tạng sẽ dành cho người quan tâm đến cái chết và cận tử, cũng như những ai tìm kiếm sự hiểu biết tâm linh lớn lao hơn trong đời sống hàng ngày.