Vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự trong Chứng Khoán

Khi tìm hiểu về Đầu tư Chứng Khoán, bạn sẽ gặp thuật ngữ rất quen thuộc đó là Vùng Hỗ Trợ và Vùng Kháng Cự. Đây là tên gọi thể hiện cho vùng giá của cổ phiếu mà có những ý nghĩa nhất định hỗ trợ cho việc ra quyết định mua/bán tốt hơn cho nhà đầu tư. Chúng ta cùng tìm hiểu Vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự là gì qua bài viết sau đây.

ho tro va khang cu

Vùng Hỗ Trợ Kháng Cự trong chứng khoán là gì?

Vùng hỗ trợ thể hiện cho một vùng giá mà tại đó có khả năng xảy ra xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.

Vùng kháng cự thể hiện cho vùng giá mà tại đó khả năng xảy ra xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Có thể coi Vùng Kháng cự và hỗ trợ giống như một bài kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, đây chỉ là một trong những yếu tố bổ trợ và cần lưu ý là nó không mang tính chính xác tuyệt đối.

Xem thêm:

Đường MA trong chứng khoán là gì?

Cách xác định Vùng Kháng Cự Hỗ Trợ

Thông thường, để xác định hai yếu tố này cần dựa vào biểu đồ giá của cổ phiếu hoặc biểu đồ Vnindex.

Vùng Đỉnh và Đáy

Các nhà Phân tích kỹ thuật sẽ dùng các đỉnh cũ trên đường giá là ngưỡng kháng cự khi mà cổ phiếu đang có xu hướng tiến về đỉnh cũ. Cổ phiếu vượt đỉnh thì khi đó không còn mốc kháng cự trên. Đỉnh này là kỳ vọng mà tại đó là mức giá nhà đầu tư trả cho cổ phiếu này. Khi tiệm cận vùng đỉnh này, cổ phiếu không còn được mua vào nhiều nữa thì giá có xu hướng giảm.

ho tro khang cu dinh day

Và tương tự các vùng giá đáy cũ hoặc một nền giá được tích lũy lâu dài là ngưỡng hỗ trợ khi giá cổ phiếu đang giảm về phía những vùng này. Ở vùng này cổ phiếu không còn bán ra nhiều nữa nên có xu hướng tăng giá trở lại.

Vùng giá làm tròn

Là vùng giá cổ phiếu hoặc chỉ số Vnindex là những con số tròn. Ví dụ thời điểm hiện tại Vnindex đang có vùng kháng cự tại 1500 điểm là một mốc số tròn. Hoặc hỗ trợ hiện tại là 1480 hay 1450 cũng là những con số mà có tác động tâm lý mạnh lên nhà đầu tư cũng như giá cổ phiếu.

Kháng cự và Hỗ trợ theo đường xu hướng – Trendline

Trendline là đường tạo ra từ đường xu hướng giá của cổ phiếu, tại đây PTKT sẽ nối các đỉnh và các đáy gần nhau nhất để tạo thành trendline.

Nếu đường nối hai hoặc nhiều hơn các đỉnh gần nhất hướng xuống ta có xu hướng giá giảm. Đường này cũng có thể coi là đường kháng cự, nếu giá vượt qua và cắt lên đường này ta có giá đổi chiều tăng.

Ngược lại, nếu đường nối hai hay nhiều hơn các đáy gần nhất hướng lên ta có xu hướng giá tăng. Nếu giá cắt qua đường hỗ trợ này và tiếp tục xuyên qua thì ta có giá đổi chiều giảm.

ho tro khang cu doi chieu

Kháng cự và Hỗ trợ đổi chiều

Một ngưỡng kháng cự sau khi đã được phá vỡ giá đi lên thì vùng kháng cự này sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ.

Qua bài viết hy vọng bạn đọc đã nắm được khái niệm về Vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự trong chứng khoán là gì? Từ đó có thể sử dụng cho kế hoạch đầu tư của mình và có thành quả cao. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

F0 Chứng Khoán – Những người viết lại Câu chuyện Chứng Khoán Việt Nam

Giao dịch T0 Trong Chứng Khoán – Mẹo ‘Lướt T0’ là gì?

Các Thuật Ngữ Trong Chứng Khoán – Từ lóng và Tiếng Anh