Đầu tư chứng khoán nghiêm túc và có kế hoạch, bạn sẽ gặt hái được thành quả như ý. Để phục vụ các nhà đầu tư F0 mới tham gia thị trường và không có ý định đánh bạc. ECCthai chia sẻ những kiến thức về Định giá cổ phiếu cần thiết để bạn có thể định hướng phong cách đầu tư của mình. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số P/B là gì? Cách sử dụng cũng như lưu ý khi sử dụng P/B.
P/B là gì?
Chỉ số P/B, tỷ số P/B hay hệ số P/B là viết tắt của Book Value Ratio. P/B là chỉ số so sánh giá thị trường tại thời điểm giao dịch với giá trị ghi sổ của một cổ phiếu.
Công thức tính chỉ số P/B là gì?
P/B = Giá trị trường / Giá ghi sổ
(Tính cho một cổ phiếu nào đó)
Điều này cũng thể hiện P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa của chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B cho biết thị giá của cổ phiếu đang cao/thấp hơn bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của một doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu mình đang quan tâm để đưa ra quyết định giao dịch.
Giá thị trường: giá đóng cửa tại phiên giao dịch cuối cùng của cổ phiếu, xem ở bảng giá chứng khoán.
Giá ghi sổ: thường được các doanh nghiệp cung cấp trong website. Có thể tìm thấy ở Fireant hoặc CafeF mục hồ sơ doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tự tính giá trị này theo công thức sau:
Giá ghi sổ = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
Các số liệu lấy ở báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tài sản vô hình như: bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, phần mềm… thường khó đánh giá.
Từ công thức trên cho thấy rõ thêm ý nghĩa của chỉ số P/B là gì? Nếu doanh nghiệp đó ngưng hoạt động thì cổ phần trả lại là tài sản hữu hình chia cho tổng số cổ phiếu. Với các doanh nghiệp kinh doanh tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính, dịch vụ… chỉ số P/B rất quan trọng vì tài sản có tính thanh khoản cao hơn nhà máy sản xuất, nhà xưởng…
Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B là gì?
Khi định giá cổ phiếu bằng một chỉ số nào đó, cần kết hợp đến các yếu tố liên quan khác để chính xác nhất. NĐT cần quan tâm như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, rủi ro tài chính, ngành nghề và kinh tế vĩ mô.
Thông thường chỉ số P/B từ 0.7 – 1.5 là ổn định. Cho thấy cổ phiếu đang được thị trường định giá với độ chính xác cao. Sẽ tránh rủi ro cho nhà đầu tư.
P/B cao xảy ra khi giá thị trường cao hoặc giá trị ghi sổ thấp.
Có thể do doanh nghiệp làm ăn tốt, được thị trường kỳ vọng cao, ví dụ như Vinamilk thì P cao dẫn đến P/B cao, có thể đầu tư vì cổ phiếu tốt.
Giá trị ghi sổ thấp do nợ nhiều hoặc số lượng cổ phiếu bị pha loãng quá lớn (nhìn theo công thức tính giá ghi sổ). Trường hợp này không nên đầu tư.
P/B thấp xảy ra khi giá thị trường thấp hoặc giá trị ghi sổ cao.
Giá thị trường thấp mà công ty làm ăn tốt, là cổ phiếu đang bị bỏ quên và bị định giá thấp. Đây là cơ hội để mua vào.
Mối quan hệ giữa Chỉ số ROE và chỉ số P/B là gì?
Đây có thể xem như cặp đôi khi bạn muốn định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B.
ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. ROE cao mà P/B thấp là những cổ phiếu tiềm năng mà các nhà đầu tư kiếm tìm. ROE tăng khi đó giá cổ phiếu sẽ tăng.
Xem thêm:
Các thuật ngữ trong chứng khoán
Lưu ý khi định giá cổ phiếu bằng P/B là gì?
Cũng tương tự như chỉ số P/E, bạn không thể định giá cổ phiếu chỉ dựa vào độc lập P/B. Để tốt nhất, bạn nên so sánh chỉ số P/B các doanh nghiệp cùng ngành và kết hợp xem các yếu tố như phân tích ở trên.
Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp, trong khi tài sản vô hình nhiều khi có tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhà đầu tư dễ bị bỏ qua cổ phiếu tốt.
Chỉ số P/B phụ thuộc giá trị ghi sổ, trong khi giá trị tài sản thay đổi như đất đai tăng giá, khấu hao máy móc nhà xưởng…mà ít khi được cập nhật, dẫn đến P/B không chính xác.
Lời kết
Chỉ số P/B đóng vai trò quan trọng đối với việc đánh giá giá trị của một cổ phiếu. Nhà đầu tư sau khi đã hiểu rõ P/B là gì? Cần kết hợp các yếu tố khác để có nhận định chính xác nhất. Trong cùng ngành nếu các yếu tố cơ bản ít thay đổi, doanh nghiệp có chỉ số P/B thấp là tốt. Đặc biệt, nên sử dụng chỉ số này khi chọn nhóm ngành đầu tư với tài sản có tính thanh khoản cao như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính… Chúc bạn có kiến thức hữu ích và đầu tư thành công. Ủng hộ các bài viết trong series đầu tư chứng khoán của ECCthai nhé!
Một số sách hay về định giá cơ bản trong chứng khoán:
Làm Giàu Từ Chứng Khoán PDF – William O’Neil
24 Bài Học Sống Còn Để Đầu Tư Thành Công Trên Thị Trường Chứng Khoán