Sách Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán

Cuốn sách Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán của đồng hai tác giả Chris Voss (Chuyên gia đàm phán của FBI) và Tahl Raz (Nhà báo kinh doanh hàng đầu) là một sự kết hợp thú vị từ những trải nghiệm thực tế mang đến cho độc giả những phương pháp về nghệ thuật Đàm phán trong kinh doanh rất hữu ích.

Chúng ta thường giải quyết các cuộc đàm phán của mình bằng cách “chia đôi lợi ích”, chấp nhận mỗi bên nhường một bước, hoặc thậm chí nhượng bộ! Vậy đâu là câu trả lời đúng? Cùng xem phần tóm tắt tác phẩm qua bài viết dưới đây:

dung bao gio chia doi loi ich trong moi cuoc dam phan

Đặt mua Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán Trên TIKI

(So sánh giá rẻ nhất – giảm 30%)

Review nội dung sách Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán

Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán được trình bày theo 10 chương, mỗi chương là một bài học từng bước nhỏ nhưng đem lại giá trị lớn trong mọi cuộc thương thuyết mà có tính ứng dụng cao trong đời sống và kinh doanh.

Chương 1: Luật mới

Đàm phán bắt đầu với tiền đề đơn giản là con người muốn được chấp nhận và hiểu. Lựa chọn trở thành một người lắng nghe tích cực là sự nhượng bộ đơn giản nhưng hiệu quả nhất mà chúng ta có thể thực hiện để đạt được điều đó. Bằng cách là người lắng nghe tích cực, chúng ta thể hiện sự đồng cảm và thể hiện mong muốn chân thành để hiểu rõ hơn những gì mà phía bên kia có thể sẽ trải qua.

Chương 2: Làm gương

Tác giả trình bày về Kỹ năng Lắng nghe chủ động như Phép lặp, Sự yên lặng và Giọng nói của phát thanh viên đêm khuya… Các kỹ thuật làm chậm nhịp độ và khiến đối phương cảm thấy an toàn để cởi mở bản thân; để tách biệt mong đợi (khao khát) với nhu cầu và tập trung sâu sắc vào những điều đối phương phải nói.

Điểm nhấn: 3 sắc thái giọng nói dành cho đàm phám viên giúp bạn điều chỉnh tông giọnng phù hợp cho một cuộc đàm phán.

Chương 3: Đừng cảm nhận nỗi đau của họ, hãy gán mác chúng

Trong các cuộc đàm phán, hãy đặt mình vào vị trí của họ để biết những nỗi sợ của họ, lí do họ không đồng ý với thỏa thuận của bạn, giúp đối phương cảm thấy mình đang được lắng nghe.

Chương 4: Cẩn trọng với “Có”, Bậc thầy với “Không”

Khám phá cách bước ra khỏi cái tôi của bản thân và đàm phán trong thế giới quan của đối phương, cách duy nhất để đạt được thỏa thuận mà phía bên kia sẽ thực thi.

Chương 5: Kích hoạt hai từ ngay lập tức biến đổi bất kỳ cuộc đàm phán nào

Dẫn chứng và trải nghiệm của bản thân Chris Voss cũng như các học viên cũ để cho thấy sự nhiệm màu của hai chữ “Đúng vậy” và lợi ích của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy kích thích “Đúng vậy” bằng sự tóm tắt (diễn giải + gán mác = tóm tắt) và sự thấu hiểu nhẹ nhàng.

Chương 6: Bẻ cong thực tế của đối phương

Cách chèo lái hạn chót để tạo ra sự gấp rút, neo cảm xúc đối phương để khơi gợi cảm giác thiệt hại nếu họ không chấp nhận lời đề nghị. Gợi ý đàm phán tăng lương được trình bày ở chương này.

Chương 7: Tạo ra ảo tưởng về quyền kiểm soát

Sử dụng công cụ của người biết lắng nghe, sử dụng Câu hỏi hiệu chỉnh, những câu hỏi bắt đầu bằng “Làm sao” hoặc “Điều gì”, loại bỏ câu trả lời “Có” và “Không”.

Chương 8: Đảm bảo sự thực thi

Quy tắc 7% – 38% – 55%, dấu hiệu nhận biết kẻ nói dối, quy luật sử dụng đại từ nhân xưng, cách để khiến đối phương tự thương lượng với chính mình…

Chương 9: Mặc cả cật lực

3 kiểu người khi đàm phán mà bạn sẽ phải đối mặt: Người phân tích, Người thích ứng, Người quyết liệt.

Quy tắc Thiên nga đen (Đừng đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử; hãy đối xử với họ theo cách họ cần được đối xử) và Hệ thống Ackerman sẽ được đề cập trong chương này.

Chương 10: Tìm Thiên Nga Đen

Trong chương cuối cùng của Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán, tác giả giúp người đọc nhận diện và khám phá các Thiên nga Đen với các kỹ thuật: Quy tắc Tương đồng, tìm hiểu “tôn giáo” đối phương,…Ông chỉ ra những Thiên nga Đen là cấp số nhân của đòn bẩy và cho biết 3 loại đòn bẩy cũng như 3 sai lầm các đàm phán viên hay mắc phải.

Xem thêm: Top sách hay về kỹ năng đàm phán

Thông tin sách và Tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán (Tên tiếng anh Never Split the Difference)

Tác giả: Chris Voss, Tahl Raz

Dịch giả: Phan Ngọc Lệ Minh

Thể loại: Phát triển bản thân (self-help)

Nhà xuất bản: NXB Thế Giới

Năm xuất bản: 2016

Về tác giả sách Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán

Chris Voss

Chris Voss

Chris Voss là một doanh nhân, tác giả và giáo sư người Mỹ. Ông là cựu đàm phán gia con tin của FBI, CEO của The Black Swan Group Ltd, và tác giả của cuốn sách Never Split the Difference . Ông là giáo sư trợ giảng tại Trường Kinh doanh McDonough của Đại học Georgetown và là giảng viên tại Trường Kinh doanh Marshall tại Đại học Nam California.

Tahl Raz

Tahl Raz

Tahl Raz là nhà báo Mỹ đạt được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình. Ông cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Đừng bao giờ đi ăn một mình”, khi không viết lách Raz làm việc như một huấn luyện viên cho các giám đốc điều hành, thuyết trình rộng rãi về các động lực thay đổi, và làm cố vấn biên tập cho một số công ty quốc gia.

Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán PDF

>>> link update tải sách miễn phí

sach dung bao gio chia doi loi ich trong moi cuoc dam phan pdf

Mỗi chương trong Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán PDF được kể lại với những câu chuyện bắt cóc con tin hấp dẫn và ly kỳ, các phương pháp kỹ thuật áp dụng và đặc biệt hữu hiệu cho độc giả ở điểm vận dụng các phương pháp này vào đời sống như đàm phán tăng lương, đàm phán khách hàng, và đàm phán trong chính các mối quan hệ trong cuộc sống của mỗi người.

Cuộc sống là một chuỗi các cuộc đàm phán bạn nên chuẩn bị: mua xe, thương lượng tiền lương, mua nhà, đàm phán lại tiền thuê nhà, đàm phán với đối tác của bạn, với nhân sự v.v. Quyển sách sẽ giúp đưa trí tuệ cảm xúc và trực giác của bạn lên một tầm cao mới.

Tải, download ebook sách Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán PDF MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY!

1 bình luận về “Sách Đừng Bao Giờ Chia Đôi Lợi Ích Trong Mọi Cuộc Đàm Phán”

Bình luận đã đóng.