Bạn đang bắt đầu Đầu Tư Chứng Khoán và cần tìm hiểu về các cách để lựa chọn cổ phiếu tốt nhất. Hãy cùng ECCthai đi qua series bài về định giá cổ phiếu để bổ sung kiến thức cho mình một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Trong bài viết này sẽ trả lời câu hỏi ROE là gì? Vai trò của ROE trong việc lựa chọn cổ phiếu là như thế nào? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Chỉ số ROE là gì?
Chỉ số ROE là viết tắt của Return On Equity, là chỉ số đo lường mức hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Công thức tính ROE là gì?
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100%
Nhìn vào công thức cho thấy chỉ số ROE phản ánh chỉ tiêu về lợi nhuận (thể hiện ở báo cáo kết quả kinh doanh). Đồng thời thể hiện chỉ tiêu vốn chủ sở hữu (thể hiện ở bảng cân đối kế toán).
Ý nghĩa chỉ số ROE là gì?
ROE cho nhà đầu tư thấy công ty sẽ sử dụng tiền để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Thể hiện sức khỏe doanh nghiệp trong nhóm ngành nói riêng và thị trường nói chung.
Như vậy, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả. Dẫn đến giá cổ phiếu sẽ tăng cao vì công ty có lợi thế cạnh tranh rất tốt.
Chỉ số ROE bao nhiêu thì là tốt?
Không có một thang đo chính xác ROE bao nhiêu là tốt. Trên góc độ của nhà đầu tư chứng khoán, việc lựa chọn cổ phiếu quan trọng là so sánh với ngành. Mỗi ngành khác nhau sẽ có ROE trong biên độ khác nhau.
Ví dụ: đối với ngành tiêu dùng ROE trong khoảng 15% nhưng ngành công nghệ thì khoảng 22% trở lên.
Tốt nhất để xem xét ROE chúng ta nên xem trong 3 năm của một doanh nghiệp, nếu ROE tăng đều và thuộc nhóm top cao trong ngành.
Những lưu ý khi đánh giá chỉ số ROE
Chúng ta cùng đi chi tiết hơn vào các yếu tố thành phần tạo nên ROE để tìm thấy mối liên kết khi phân tích.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ
Trong trường hợp doanh nghiệp nợ nhiều thì ảnh hưởng của ROE là gì? Nợ nhiều dẫn tới vốn chủ sở hữu nhỏ dẫn đến ROE cao. Đây là vấn đề nhà đầu tư cần cân nhắc thêm về khoản nợ của doanh nghiệp. Họ vay nợ để làm gì? Kế hoạch trả nợ có ổn định không?
ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Trong đó:
Lợi nhuận biên = LNST/Doanh thu
Vòng quay tài sản = Doanh thu/Tài sản
Đòn bẩy tài chính = Tài sản/Vốn chủ sở hữu
Khi rút gọn doanh thu và tài sản mới ra công thức ROE = LNST / Vốn chủ sở hữu.
Như vậy, bạn cần hiểu các yếu tố trên của doanh nghiệp hiện tại mà bạn đang phân tích. Sự tác động của doanh thu, tài sản, lợi nhuận đến ROE là gì?
Nhiều doanh nghiệp Doanh thu cao nhưng chi phí không giảm thì lợi nhuận biên không tăng mạnh dẫn tới ROE tăng yếu.
Với tài sản sẵn có doanh nghiệp có tạo ra được doanh thu tăng trưởng không? Khi đó vòng quay tài sản mới được nâng lên.
Cuối cùng là đòn bẩy tài chính, một doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy ở mức hợp lý hoặc ít thì có sức khỏe tốt hơn. Bởi khi đòn bẩy tài chính cao do nợ nhiều thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.
Tham khảo:
- Các thuật ngữ tiếng anh và từ lóng trong chứng khoán
- EPS là gì? Cách đọc chỉ số EPS trong chứng khoán
- P/E là gì? Cách định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E
- P/B là gì?
Mối liên hệ ROA và ROE là gì?
ROA thường được xem xét chung khi nhà đầu tư dùng ROE để nhận định doanh nghiệp từ đó lựa chọn cổ phiếu tốt.
ROA = LNST / Tài sản và ROE = LNST / Vốn chủ sở hữu
Như vậy ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = Đòn bẩy tài chính
Ví dụ so sánh kết hợp ROA và ROE là gì?
Doanh nghiệp A có ROE = 30%, ROA = 5% => Đòn bẩy = 6
Doanh nghiệp B có ROE = 20%, ROA = 15% => Đòn bẩy = 1,33
Từ mối liên hệ này cho thấy doanh nghiệp B được đánh giá cao hơn vì đòn bẩy ít tức nợ ít hơn mà vẫn làm ăn hiệu quả.
Lời kết
Không có một phương pháp cụ thể định giá cổ phiếu nào là chính xác. Đương nhiên như vậy mới làm nên sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Bản chất của thị trường là ở việc mua và bán! Nhưng không thể phủ nhận vai trò hỗ trợ của các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn chỉ mất một tháng để thu thập các kiến thức cơ bản này là có hình dung cơ bản về bức tranh chứng khoán. Từ đó bắt đầu trải nghiệm và học trên thực tế. Qua bài viết này hy vọng ECCthai đã giúp bạn nắm được ROE là gì? Cách sử dụng ROE cùng các thông tin khác để ghép nên bức tranh cho mình. Chúc bạn giao dịch thành công!